Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

Cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp nghiêm khắc nhất, do đó, Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án không được áp dụng một cách tùy tiện mà phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc đó là: 

* Chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định, bao gồm:

 – Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

 – Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

 – Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định( Điều 71 Luật THADS năm 2008). 

* Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Ngoài ra, cơ quan thi hành án dân sự không không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án. 

* Việc tổ chức cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác. Chấp hành viên phải ước tính giá trị tài sản để làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án( điểm 2, khoản 1, Điều 8 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ). 

* Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào bản án, quyết định và từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi rất cao về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức Chấp hành viên. Vì việc tổ chứccưỡng chế thi hành án có thuận lợi hay không, an toàn hay không và có ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bản xảy ra việc cưỡng chế hay không tùy thuộc vào việc có áp dụng thống nhất nguyên tắc này trên thực tế của Chấp hành viên. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào