Hỏi về hiệu lực của văn bản pháp luật
Chào bạn, tôi xin giải thích cách hiểu các khoản của Điều 3 Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28/05/2012 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng như sau:
- Khoản 1, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2012 có nghĩa là Nghị định số 47/2012/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành về mặt thời gian kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2012 hay nói cách khác văn bản này sẽ được các cơ quan liên quan áp dụng trên thực tế kể từ ngày nói trên.
- Khoản 2, Nghị định này thay thế Nghị định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, có nghĩa là Nghị định số 47/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành về mặt thời gian kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2012 sẽ làm chấm dứt hiệu lực thi hành của Nghị định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng kể từ ngày này (Nghị định 52 này sẽ không được áp dụng trên thực tế nữa).
- Khoản 3, các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 có nghĩa là mặc dù đến ngày 15 tháng 7 năm 2012 là ngày mà Nghị định 47/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành trên thực tế, nhưng có thể nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho những người được hưởng trợ cấp, phụ cấp, cũng như thuận lợi cho cách tính mức trợ cấp, phụ cấp sau mà cơ quan ban hành văn bản quyết định lấy ngày 01/5/2012 (là ngày tăng mức lương tối thiểu chung lên mức 1.050.000 đồng/tháng theo quy định của Chính phủ) là mốc thời gian để tính mức trợ cấp, phụ cấp.
- Thứ tư: Còn ý nghĩa của ngày 15/7/2012 là ngày có hiệu lực của Nghị định 47/2012NĐ-CP ngày 28/05/2012 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Ngày 01/5/2012 là ngày bắt đầu thực tiện cách tính mới về các khoản trợ cấp, phụ cấp cho người có công với cách
Thư Viện Pháp Luật