Khiếu nại quyết định chuyển nơi làm việc
Theo quy định của luật cán bộ công chức 2008 và nghị định số 92/2009 ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì nhân viên y tế không thuộc công chức nhà nước, không thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về cán bộ công chức. Do đó, vợ của anh chỉ là người lao động bình và tất cả những vấn đề về điều chuyển, chấp dứt công việc sẽ tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2007. Cụ thể về vấn đề chuyển chuyện công việc được quy định như sau:
Điều 34.
1- Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm.
2- Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động.
3- Người lao động tạm thời làm công việc khác theo quy định tại khoản 1 Điều này, được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 35.
1- Hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;
c) Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
2- Hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3- Việc nhận lại người lao động bị tạm giữ, tạm giam khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động do Chính phủ quy định.
Điều 36.
Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
1- Hết hạn hợp đồng;
2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;
4- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án;
5- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.
Như vậy, trên cơ sở có ký kết hợp đồng lao động giữa vợ bạn và ông trạm trưởng trạm y tế mà khi chuyển công việc vợ của bạn, ông trạm trưởng có trả lời như vậy đối với vợ của bạn là sai, vi phạm các quy định về hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
2. Việc ông trạm trưởng trạm y tế cho vợ của bạn chuyển chỗ làm, vợ của bạn có thể làm đơn khiếu nại lên chính người đã ra quyết định điều chuyển đó theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011. Trong trường hợp khi có quyết định giải quyết khiếu nại của ông trạm trưởng trạm y tế nhưng vợ bạn không đồng ý với cách giải quyết đó hoặc ông trạm trưởng này không giải quyết khiếu nại trong thời hạn luật định (cụ thể là Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý (Điều 28 Luật Khiếu nại 2011), vợ của bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại lần 2 lên cấp trên trực tiếp của ông trạm trưởng trạm y tế xã hoặc khởi kiện ra Tòa án cấp huyện quy định của Luật Khiếu nại năm 2011.
Thư Viện Pháp Luật