Trả đơn yêu cầu kèm theo bản án thi hành án
Điều 31 Luật Thi hành án dân sự quy định về đơn yêu cầu thi hành án. Théo đó, đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án và thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân. Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này.
Như vậy, đơn yêu cầu thi hành án bắt buộc phải có bản án, quyết định mà người yêu cầu gửi kèm theo và đó được xác định là một phần tài liệu của đơn yêu cầu thi hành án. Vì thế, khi trả đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải bản án, quyết định kèm thoe đơn yêu cầu thi hành án.
Tuy nhiên, để đảm bảo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, giám sát hoạt động thi hành án dân sự, trước khi trả đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự cần phô tô đơn yêu cầu thi hành án, bản án, quyết định được thi hành và các tài liệu trả đương sự để lưu vào hồ sơ trả đơn đơn yêu cầu thi hành án cùng với các tài liệu khác mà cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiên, như: Quyết định thi hành án, biên bản xác minh, biên bản làm việc... của hồ sơ thi hành án đó.
Thư Viện Pháp Luật