Kiện đòi bồi thường thiệt hại

Ngày 4/7/2012, em chở theo mẹ em đi trên đoạn đường từ thị trấn Mai Châu về xã Mai Hạ, giữa đường bất ngờ có 1 đoạn dây điện giăng ngang qua đường và vướng vào cổ của em, làm em và mẹ bị hất xuống khỏi xe, và bị thương khắp người, xe hư hỏng.... Theo em được biết thì đường dây điện đó là do những người thợ điện đang mắc dây cho 1 hộ dân gần đó, vì do lỗi của họ nên họ đã chịu toàn bộ tiền viện phí, và bồi thường 500.000 VND cho toàn bộ sự viêc sau đó không hỏi thăm gì nữa. Em thấy mức bồi thường đó là chưa thỏa đáng và đã ý kiến với họ, nhưng không được đáp ứng. Vì vậy em muốn làm đơn khiếu nại, tố cáo sự việc đã xảy ra. Em xin hỏi thủ tục như thế nào và phải gửi cho cơ quan nào.

Chào bạn, chúng tôi có thể tư vấn về tình huống của bạn như sau: Theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì tranh chấp giữa bạn và những người thợ điện kia là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thuộc thẩm quyền giải quyết của  Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú, và bạn có thể khởi kiện ra Tòa án trên, để Tòa án giải quyết và bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho gia đình bạn:

▪ Hồ sơ cần thiết:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu thống nhất)

- Các tài liệu liên quan đến vụ kiện

- Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có sao y) nếu là pháp nhân.

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

▪ Lệ phí:

1. Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm.

2. Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 50.000 đồng.

3. Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:

 

Giá trị tài sản có tranh chấp

 

Mức án phí

a/ Từ 1.000.000 đồng trở xuống

 

50.000 đồng

b/ Từ trên 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

 

5% của giá trị tài sản có tranh chấp

c/ Từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng

 

5.000.000 đồng + 4% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 100.000.000 đồng

d/ Từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng

 

9.000.000 đồng + 3% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 200.000.000 đồng

 đ/ Từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

 

18.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 500.000.000 đồng

e/ Từ trên 1.000.000.000 đồng

 

28.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 1.000.000.000 đồng

4. Mức án phí dân sự phúc thẩm đối với tất cả các vụ án dân sự là 50.000 đồng.

5. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình mà có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì ngoài việc chịu án phí quy định tại mục 2, các đương sự còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại mục 3 tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.

Nộp tiền tạm ứng án phí

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 1.000.000 đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50.000 đồng, trong các vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại các điểm b, c, d, đ, e mục 3 phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% của mức án phí sơ thẩm mà   án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí.

Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo theo mức quy định tại Điều 8 của Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí.

Trích “Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí án”.

▪ Thời gian giải quyết:

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

▪ Địa điểm tiếp nhận: Tổ thụ lý - Văn phòng Tòa án nhân dân ở địa phương

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào