Có phải lập kế hoạch cưỡng chế hay không?
Điều 72 Luật Thi hành án dân sự quy định về kế hoạch cưỡng chế thi hành án:
“1. Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay.
2. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
b) Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
c) Phương án tiến hành cưỡng chế;
d) Yêu cầu về lực lượng tham gia và bảo vệ cưỡng chế;
đ) Dự trù chi phí cưỡng chế.
3. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án.
4. Căn cứ vào kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan Công an có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội”.
Khấu trừ tiền trong tài khoản là một biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự. Do đó, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay, về nguyên tắc trước khi ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế.
Thư Viện Pháp Luật