Đặt cọc để mua nhà nhưng sau đó không mua
Điều 358 BLDS quy định về đặt cọc như sau: “Ðặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu trong hợp đồng đặt cọc của chị bạn không có điều khoản về phạt cọc thì nếu hợp đồng không thực hiện được, chị bạn chỉ phải trả lại số tiền đã nhận cọc là 30.000.000 (Ba mươi triệu đồng) mà không phải trả lại gấp đôi số tiền đó. Nhưng nếu trong hợp đồng có điều khoản phạt cọc thì chị bạn phải thực hiện đúng như thỏa thuận trong trường hợp có lỗi.
Khi giải quyết vụ việc này thì chị bạn có nghĩa vụ phải chứng minh việc không thực hiện hợp đồng chuyển nhượng với bên đặt cọc là do họ đã thông báo sẽ không mua nhà nữa. Nếu họ chỉ nói miệng thì đúng là rất khó để chứng minh. Nhưng bạn có thể lưu ý những tình tiết, giấy tờ có liên quan. Ví dụ như: Trong hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn trả hết số tiền mua nhà nhưng có ghi khoảng thời gian mà hai bên sẽ làm thủ tục mua nhà không? Sau khi bên đặt cọc nói rằng không mua nhà nữa thì chị bạn có trả lại họ số tiền đã nhận đặt cọc không? Việc trả lại số tiền đặt cọc có giấy tờ gì không?…
Thư Viện Pháp Luật