Quyền được khai sinh

Quyền được khai sinh được quy định như thế nào?

Có thể nói, đăng ký khai sinh là sự kiện hộ tịch đầu tiên trong đời của mỗi con người và cũng chính là một trong những quyền quan trọng cơ bản của trẻ em. Theo đó, Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, được thông qua, ký kết ngày 20.11.1989 và có hiệu lực từ ngày 2.9.1990 tuyên bố: Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình là ai và được chính cha mẹ mình chăm sóc (Điều 7). Nội dung này được pháp luật nước ta quy định cụ thể tại Điều 11 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2005.

  Mỗi cá nhân khi sinh ra thì đã có quyền được sống, đó là quyền con người. Xét ở một góc độ nào đó, dù có đăng ký khai sinh hay không đều không ảnh hưởng đến quyền sống của họ. Nhưng trong một xã hội có tổ chức thì trách nhiệm của Nhà nước là phải bảo đảm cho quyền con người của cá nhân đó được thực thi. Việc đăng ký khai sinh nhằm giúp Nhà nước xác định danh tính cụ thể của cá nhân đó với tư cách là một thực thể, chủ thể trong xã hội, phân biệt với các thực thể, chủ thể khác. Đồng thời, đăng ký khai sinh còn là dấu mốc pháp lý quan trọng, tạo ra cơ sở pháp lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân như quyền thay đổi họ tên, quyền có quốc tịch,quyền xác định dân tộc, quyền kết hôn… đã được ghi nhận trong BLDS.

     Có thể nói, quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là một công dân của một quốc gia, một công dân bình đẳng như mọi công dân khác.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai sinh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào