Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 thì:
Điều 16. Thẩm quyền của Thanh tra viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã
1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình vi phạm
2. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền.
Điều 17. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
2. Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
3. Xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.
4. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị vượt thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; xử lý cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Như vậy cán bộ địa chính xã (phường) không có thẩm quyền đình chỉ thi công khi không có quyết định đình chỉ thi công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường)
Căn cứ Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 quy định về Hoà giải tranh chấp đất đai như sau:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Căn cứ vào quy định nêu trên Uỷ ban Nhân dân xã phường có trách nhiệm hoà giải tranh chấp đất đai, thời hạn 30 ngày giải quyết tranh chấp là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Nếu UBND phường giải quyết không đùng thời hạn thì anh có thể làm đơn khiếu nại về việc chậm giải quyết. Trong trường hợp việc chậm trễ giải quyết gây thiệt hại cho gia đình anh, có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Toà án Nhân dân quận, huyện. Khi kiện đòi bồi thường thiệt hại anh vẫn được xây dựng bình thường, không bị đình chỉ xây dựng.
Thư Viện Pháp Luật