Ông Nguyễn Văn A có một ngôi nhà đang cho B thuê (giá trị xây dựng của nhà 300 triệu đồng). Thời hạn thuê là 6 tháng bắt đầu từ 01/01/2010 đến hết ngày 01/07/2010. Tiền thuê 5 triệu đồng/tháng, B đã chuyển giao toàn bộ tiền thuê nhà (30 triệu đồng) cho A ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng thuê. Ngày 01/04/2010, Chủ tịch UBND huyện X đã ra quyết định tháo dỡ nhà của ông A với lý do nhà xây dựng trái phép và lấn chiếm. Do nhà bị tháo dỡ, ông A không thể tiếp tục cho B thuê 3 tháng còn lại, nên ông A đã phải hoàn trả lại cho B 15 triệu đồng tiền thuê nhà. Ông A cho rằng, việc tháo dỡ nhà ông là trái pháp luật vì ông xây dựng có phép, không lấn chiếm và cũng không vi phạm các qui định qui chuẩn xây dựng. Ngày 20/04/2010, ông A làm đơn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện X giải quyết khiếu nại xem xét quyết định tháo dỡ nhà của ông là trái pháp luật. Ngày 18/05/2010, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện X đã ra quyết định giải quyết khiếu nại trong đó đã xác nhận quyết định tháo dỡ nhà của ông A là trái pháp luật. Ông A làm đơn yêu cầu bồi thường. Hỏi: 1) Trong trường hợp trên cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan nào? Thủ tục giải quyết bồi thường của cơ quan này là như thế nào? 2) Người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là ai? Điều kiện đối với người đại diện như thế nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện?
Tại khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác ủa pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân huyện X ra quyết định tháo dỡ nhà trái pháp luật và lấm chiếm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông A.
Ông A có thể làm đơn khởi kiện UBND để đòi bồi thường thiệt hại, Toà án nhân dân sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định mức độ thiệt hại.