Có thể yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại thi hành án
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự về đình chỉ thi hành án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án. Trong trường hợp này, các bên đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại tại cơ quan thi hành án dân sự, nhưng vẫn được quyền tiếp tục thi hành án không thông qua cơ quan thi hành án dân sự.
Tại khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định: Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về việc Văn phòng Thừa phát lại không được thụ lý các vụ việc thi hành án cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án. Vì vậy, đối với trường hợp Ngân hàng anh kiện công ty A, tòa án Tp. HCM xử sơ thẩm, sau đó Ngân hàng anh đã có đơn yêu cầu thi hành án gửi Cục Thi hành án dân sự Tp. HCM, nhưng sau đó Công ty A thỏa thuận với Ngân hàng anh là sẽ giao tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ, sau đó Ngân hàng anh đã có đơn xin rút yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự Tp. HCM ra quyết định đình chỉ thi hành án, nhưng sau đó phía Công ty A không giao tài sản cấn trừ nợ (không chịu ký công chứng hợp đồng chuyển nhượng tài sản), thì Ngân hàng anh vẫn có quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành.
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập 05 Văn phòng Thừa phát lại, vì vậy Ngân hàng anh có thể làm đơn yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án, tuy nhiên, việc thi hành án
Thư Viện Pháp Luật