Thủ tục giải quyết mai táng phí và trợ cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng
UBND xã cần xác định ông Hồng là thương binh thuộc loại gì? Ông Hồng đã được hưởng những chế độ trợ cấp nào khi còn sống? Từ đó xác định chế độ mai táng phí và trợ cấp đối với thân nhân của ông Hồng.
Theo Điều 19 và Điều 26 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, ông Hồng là thương binh loại B, đồng thời bị nhiễm chất độc hoá học. Khi còn sống, ông Hồng được hưởng cả trợ cấp cho thương binh loại B và trợ cấp cho người bị nhiễm chất độc hoá học.
Theo Nghị định số 147/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và theo Thông tư số 33/2005/TT-BLĐTBXH, ông Hồng là thương binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật 54%; khi ông Hồng chết, người tổ chức mai táng được trợ cấp mai táng với mức 2.800.000 đồng. Trong trường hợp này, ông Hồng vừa là thương binh vừa là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học nên khi ông Hồng chết, thân nhân của ông Hồng được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng các khoản trợ cấp của tháng cuối cùng tức là bằng: (492.000 đồng trợ cấp thương binh + 374.000 đồng trợ cấp cho người bị nhiễm chất độc hoá học) x 3 tháng = 2.598.000 đồng.
Để giải quyết trường hợp của gia đình ông Hồng, Chủ tịch UBND xã phải làm theo trình tự, thủ tục sau:
- Sau khi nhận được bản khai của bà Tuyết, Chủ tịch UBND xã xác nhận vào bản khai về điều kiện, hoàn cảnh của ông Hồng và gia đình; đồng thời cấp Giấy chứng tử cho gia đình ông Hồng.
- Sau đó, UBND cấp xã chuyển hồ sơ đến Phòng Nội vụ - Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để giải quyết theo thẩm quyền và thực hiện việc chi trả trợ cấp cho bà Tuyết.
Thư Viện Pháp Luật