Nhập hộ khẩu Hà Nội
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
"1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con”...
Như vậy đối chiếu với quy định trên bạn được đăng ký thường trú - nhập khẩu cho bạn ở Hà Nội theo trường hợp “chồng về ở với vợ”.
Thứ hai, về thủ tục đăng ký thường trú, căn cứ Điều 21 Luật Cư trú và Điều 6 Thông tư 52/2010/TT-BCA ngày 30 tháng 11 năm 2010 “quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 về cư trú”; việc đăng ký thường trú cho anh được thực hiện như sau:
- Nơi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú: Cơ quan công an quận, huyện, thị xã.
- Hồ sơ đăng ký:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Bản khai nhân khẩu;
+ Giấy chuyển hộ khẩu (Do trưởng công an cấp huyện nơi anh có hộ khẩu thường trú trước khi làm thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP, trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình (bạn được vợ bạn không cần giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp)
Ngoài ra căn cứ Điều 7 Thông tư 52/2010/TT-BCA ngày 30 tháng 11 năm 2010 “quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 và nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 về cư trú về Giấy tờ chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì “Ngoài các giấy tờ có trong hồ sơ đăng ký thường trú hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư này, các trường hợp chuyển đến đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ để chứng minh mối quan hệ vợ, chồng: giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú”.
Như vậy khi đi đăng ký nhập hộ khẩu cho bạn ở Hà Nội bạn phải xuất trình thêm giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng bạn.
Khi đã có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết thì bạn có thể làm thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội theo trình tự, thủ tục dưới đây:
a. Làm thủ tục đề nghị cấp giấy chuyển khẩu (Điều 8 Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30/11/2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 về cư trú).
- Trường hợp của bạn thuộc trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh nên làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu.
b. Đăng ký hộ khẩu thường trú theo sổ hộ khẩu của vợ bạn
- Thẩm quyền đăng ký thường trú (khoản 1 Điều 9 Thông tư số 52/2010/TT-BCA): “Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương và thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.
- Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú (Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 52/2010/TT-BCA): “Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã”
Căn cứ quy định trên bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an huyện, quận, thị xã của Hà Nội.
Thư Viện Pháp Luật