Pháp luật quy định như thế nào về việc tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề?

Do người trực điện thoại của văn phòng công ty bỏ việc không báo trước, giám đốc công ty đã yêu cầu chị M (là thủ quỹ) chuyển sang làm tạm thời ở vị trí này một thời gian, cho đến khi nào công ty tuyển được người mới. Chị M rất băn khoăn vì mức lương của người trực điện thoại thấp hơn lương của chị hiện tại và chị cũng chưa biết rõ là sẽ phải làm tạm như vậy trong thời gian bao lâu. Hỏi pháp luật quy định như thế nào về việc tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề?

Trong điều kiện gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 34 Bộ luật Lao động thì thời gian làm việc tạm thời này không được quá 60 ngày trong một năm. 
 Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động. 
 Về mức lương, người lao động tạm thời làm công việc khác được trả lương theo công việc mới. Trong trường hợp của chị M, nếu tiền lương của công việc trực điện thoại thấp hơn lương cũ thì chị được hưởng nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển người lao động làm công việc khác

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào