Tội sản xuất trái phép chất ma túy tái phạm nguy hiểm

Tội sản xuất trái phép chất ma túy tái phạm nguy hiểm?

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.
 
Phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 điều luật, hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy.
 
Tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự năm 1999 có đặc điểm như sau:
 
-Đã hai lần phạm tội đều là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, hoặc một trong hai lần đó là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, trong đó có một lần đã bị kết án. Ví dụ: đã bị kết án về tội giết người theo khoản 2 Điều 193, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy theo khoản 2 Điều 193 Bộ luật hình sự năm 1999.
 
-Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý, không phân biệt tội đó là tội ít nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ: đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy theo khoản 1 Điều 193 thì bị coi là tái phạm nguy hiểm.
 
Tuy nhiên, bộ luật hình sự không quy định: đã tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý thì có bị coi là tái phạm nguy hiểm hay không? Đây cũng là vấn đề lý luận cũng như thực tiễn xét xử còn ý kiến khác nhau, nhưng chúng tôi cho rằng, một người đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mới còn bị coi là tái phạm nguy hiểm huống hồ người người đã tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mới thì càng phải coi là tái phạm nguy hiểm.
 
Khi xác định tái phạm nguy hiểm thuộc trường hợp quy định tại điểm k khoản 2 điều này cần chú ý trường hợp tái phạm thứ nhất, đòi hỏi người phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó người phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, hoặc khoản 4 Điều 193 mới là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nếu chỉ căn cứ vào khung hình phạt thì nhà làm luật quy định tình tiết tái phạm nguy hiểm là yếu tố định khung hình phạt là thừa vi người phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy phải truộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội mới tái phạm nguy hiểm mà đã thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật rồi thì cần gì phải xác định tái phạm nguy hiểm nữa. tuy nhiên, nếu căn cứ vào nguyên tắc quyết định hình phạt thì việc nhà làm luật quy định tình tiết tái phạm nguy hiểm là yếu tố định khung hình phạt là cần thiết, vì nếu người phạm tội có nhiều tình tiết là yếu tố định khung hình phạt thì mức hình phạt cụ thể phải cao hơn người phạm tội có ít tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.
 
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 193 thì người phạm tội bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
 
Cũng như các trường hợp phạm tội khác, ngoài việc căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, Tòa án có thể phạt dưới bảy năm tù nhưng không được dưới hai năm tù vì theo quy định Tòa án có thể quyết định một mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Nếu người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ, là người thuộc đối tượng nghiêm trị được quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 3 bộ luật hình sự, thì bị phạt mức cao của khung hình phạt (mười lăm năm tù). 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tái phạm

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào