Tôi lập gia đình từ năm 2013 , vợ quê sơn la còn tôi thái bình. Khi chúng tôi kết hôn xong vào sài gòn làm ăn và sống chung với nhau được 9 tháng, nhưng trong cuộc sống chúng tôi luôn sẩy ra mâu thuẫn vì cô ấy ăn chơi xa đọạ và có cặp bồ bên ngoài , khi tôi phát hiện ra thời điểm càng căng thẳng hơn giữa hai người và cô đã quyết định bỏ ra ngoài sống ly thân đến nay đã được 2 năm , và cũng không có liên lạc gì trong thời gian đó cô ấy đã lập gia đình cùng người khác cùng quê với cô ấy nhưng không đăng ký kết hôn . Giờ tôi về thái bình và có điện cho cô ấy để giải quyết ly hôn và cô ấy cũng chấp nhận và viết đơn ký tên ( cô ấy viết ) sau khi nhận được đơn tôi đã làm đầy đủ các giấy tờ cần thiết để gửi lên toà huyện nơi tôi sinh sống và đăng ký kết hôn , nhưng khi tôi gửi lên thì phòng tiếp nhận hồ sơ không tiếp nhận hồ sơ của tôi và nói toà án hiện tôi đang sinh sống không có thẩm quyền giải quyết mà phải toà án bên sơn la giải quyết như vậy đúng hay sai ? Thứ 2 : muốn toà án bên tôi đang sinh sống giải quyết thì phải có giấy chấp nhận của cô ấy có dấu xác nhận của địa phương nơi cô ấy đang sinh sống chấp nhận toà án bên thái bình giải quyết ( vì cô ấy chưa cắt hộ khẩu về thái bình và cô ấy là người viết đơn còn tôi là người bị đơn ) tôi có điện cho cô ấy viết giấy và xin xác nhận của xã bên cô ấy ở nhưng cô ấy không chịu viết . Vậy tôi phải làm sao để được toà án bên tôi nhận đơn và giải quyết trong khi đó giấy tờ hai bên đầy đủ hết ( có bản lấy lời khai của xã và giấy giới thiệu lên toà nơi tôi sinh sống ) Vậy cho tôi hỏi tôi phải làm thế nào để được ly hôn và toà án nào có thẩm quyền giải quyết. Có cần phải giấy như phòng nhận hồ sơ nói hay không trong khi đó chúng tôi thuận tình ly hôn? (cô ấy viết đơn và đã ký, sổ hộ khẩu, chứng minh đầy đủ.)
Thẩm quyền của tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp này được xác định như sau:
1/ Nếu hai bạn thuận tình ly hôn (tức đơn xin ly hôn đưyợc cả hai vợ chồng cùng ký và trong nội dung đơn cả hai vơ chồng đều thỏa thuận được việc ly hôn, việc chia tài sản chung và việc nuôi con) thì có thể nộp đơn tại Tòa án nhân dân huyện nơi vợ cư trú hoặc chồng cư trú đều được theo quy định tại điều điểm h khoản 2 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự.
2/ Nếu là chồng đơn phương ly hôn vợ hoặc ngược lại (đơn phương ly hôn tức là chỉ một người làm đơn và ký vào xin ly hôn, không phụ thuộc vào ý kiến của người kia) thì người xin ly hôn là nguyên đơn và người còn l;ại là bị đơn và phải gởi đơn tại Tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú theo quy định tại điểm a khoản điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự.
Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu sử dụng đơn ly hôn mà vợ bạn đã viết sẵn và ký mà không có chữ ký của bạn thì xem nhơ vợ bạn đơn phương ly hôn bạn và phải gởi đơn tại Tòa án nhân dân huyện nôi bạn cư trú là đúng. Tuy nhie6nm thay vì vợ bạn đơn phương ly hôn thì phải tự mình đi nộp đơn thì bạn lại là người nộp đơn thay nên tòa án sẽ lầm tưởng là bạn đơn phương ly hôn vợ thì phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân huyện nơi vợ bạn cư trú.!!!
Như vậy, qua ý kiến tư vấn của luật sư thì bạn đã biết muốn gởi đơn ly hôn tại tòa án nơi bạn cư trú thì vợ bạn phải về nộp đơn ly hôn chồng hoặc bạn làm đơn xin đơn phương ly hôn vợ nhưng cả hai vợ chồng cùng làm văn bản thỏa thuận việc tòa án nơi chồng (nguyên đơn) sẽ giải quyết ly hôn theo quy định tại điể b khoản 1 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự.