Tội cướp giật tài sản lần 2

Gia đình em đang rất buồn về chuyện này anh của em vừa mới bị bắt vào ngày hôm vì tội cướp giật tài sản! Trên đường đi làm thì anh của em đi 2 người không rõ ai lái ai giật khi giật không gây nguy hiểm cho ai và sẵn sàng chịu nộp phạt đầy đủ và đã bị bắt vào lúc 3h chiều ngày hôm qua vì đã hết phòng nên đã bị chuyển lên quận rồi lại chuyển về phường 1 lúc sau lại chuyển về quận! Khi đi anh em có đeo 2 cái nhẫn, đồng hồ và 1 đt nhưng bên phường họ chỉ trả lại 2 nhẫn và đồng hồ còn điện thoại thì họ vẫn giữ! gia đình em cõ thể lo cho 1 người nhưng không đủ 2 người nên bỏ lo tiền tăng án! -Vậy  luật sư cho em hỏi là như nêu trên khi nào họ mới trả lại điện thoại và không biết có được xét vào tính chất chuyên nghiệp hay không? Vì em không biết là cả 2 có bàn bạc trước với nhau không! và có thể bị xử phạt mấy năm! Anh của em đã có 1 tiền án là CGTS mới ra ngày 13/10 ạ

Theo thông tin bạn nêu thì anh của bạn và một người khác cùng bị tạm giữ, tạm giam về hành vi cướp giật tài sản, Anh bạn vừa mới chấp hành xong bản án trước đây, chưa hết thời gian thử thách nên lần phạm tội này sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm.

Người cũng vi phạm với anh bạn được xác đinh là đồng phạm (giản đơn) chứ chưa được coi là đồng phạm có tổ chức hoặc tổ chức tội phạm. Hành vi sử dụng xe gắn máy để cướp giật thì dù không gây thương tích cho người bị hại vẫn bị xác định là dùng thủ đoạn nguy hiểm và sẽ bị xử lý về khoản 2, Điều 136 BLHS.

Hình phạt được Bộ luật hình sự quy định như sau:

"

Điều 136. Tội cướp giật tài sản 

Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng."

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào