Hợp đồng thuê nhà
1. Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà
Điều 98 Bộ Luật Dân sự hiện hành quy định bên thuê nhà được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà trong các trường hợp bên cho thuê:
a) Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;
b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.
c) Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Nếu không rơi vào những trường hợp nêu trên được hiểu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, bạn cần kiểm tra hợp đồng thuê nhà đã ký với bên cho thuê để xác định trách nhiệm của mình trong trường hợp này.
Nếu hợp đồng thuê nhà không quy định, chiểu theo Bộ Luật Dân sự hiện hành, bên cho thuê nhà không có quyền phạt vi phạm nếu hai bên không có thỏa thuận trước. Còn việc yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại thì bên cho thuê phải chứng minh bạn là người gây ra những thiệt hại cho họ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Về hiện trạng nhà có những dấu hiệu thiếu an toàn như bạn trình bày, cụ thể tường nhà nứt, bảng điện bị vỡ.., hiện trạng nhà này có được phản ánh trong hợp đồng hoặc biên bản bàn giao nhà hay không bạn kiểm tra lại để chắc chắn rằng chủ nhà không có cơ sở để quy trách nhiệm cho bạn là nguyên nhân tạo ra.
Trường hợp nhà thuê bị sụt giảm chất lượng mà bên cho thuê không thực hiện việc sửa chữa, cải tạo cần thiết bảm đảm an toàn cho người thuê, bạn có quyền căn cứ vào quy định của điều 38 Bộ Luật Dân sự như tôi vừa trích dẫn phía trên để đơn phương chấm dứt hợp đồng.
2. Giải pháp
Thiện chí, trung thực và hòa giải là một trong các nguyên tắc được Bộ Luật Dân sự quy định, bạn nên trao đổi thẳng thắn, thiện chí với bên cho thuê để tìm ra giải pháp phù hợp, thấu tình sẽ đạt lý và hài hòa lợi ích hai bên.
Thư Viện Pháp Luật