Công ty đòi lại đất đã mua có được không?

Chào Luật sư, Tôi có vấn đề liên quan đến đất đai xin ý kiến góp ý của Luật sư như sau: Năm 2012, công ty tôi có mua một mảnh đất nông nghiệp của người dân với diện tích 4,1 ha, số tiền là 1 tỷ; công ty đã làm hợp đồng mua bán và trao cho người dân số tiền là 600 triệu. Tuy nhiên, sau thời gian đó đến nay, do người trực tiếp ký hợp đồng mua bán với người dân nghỉ việc, Tổng Giám đốc đi điều trị bệnh dài hạn ở nước ngoài nên không ai để ý tới mảnh đất mà công ty đã mua. Hiện nay, Tổng Giám đốc đã khỏe và trực tiếp điều hành công ty, có quay lại mảnh đất đã mua và trả số tiền còn thiếu cho người dân để làm Giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định. Nhưng người dân đã tiến hành cải tạo, canh tác trên mảnh đó (trồng cây lâu năm, đào ao, khoan giếng), người trực tiếp ký hợp đồng với người dân có yêu cầu trả số tiền mà công ty còn nợ để người dân giao đất thì người dân không đồng ý bán, số tiền mà công ty đưa, người dân đã đầu tư trên mảnh đất 300 triệu và còn lại đã chi tiêu hết. Với trường hợp trên, tôi xin ý kiến của Luật sư là công ty tôi nên làm gì để đúng theo quy định của Pháp luật. Xin chân thành cảm ơn Luật sư và kính chúc sức khỏe!

1. Theo quy định pháp luật thì việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất là ghi tên người sử dụng đất vào hồ sơ địa chính đồng thời cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Điều 689 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng và phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật”  

Điều 692 Bộ luật dân sự quy định: “Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.

* Khoản 4, Điều 146, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai:quy định: “Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất”.

Theo thông tin bạn nêu thì việc chuyển quyền sử dụng đất của công ty bạn với các hộ dân chưa hoàn tất về mặt thủ tục nên chưa có giá trị pháp lý.

2. Công ty bạn có thể thương lượng với các hộ dân để thực hiện tiếp các thỏa thuận của hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được thì công ty bạn có thể khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, yêu cầu bên chuyển nhượng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào