Tranh chấp liên quan đến việc đổi đất năm 1985

Cô cho con hỏi vào năm 1985, thì giữa 2 người có quyền đổi đất hay ko ? và nếu đổi đất mà chủ nhân không có ở quê thì có đổi được ko ? Năm 1977 ông bà nội có cho cha mẹ con một công đất 1.000m2, tọa lạc ấp kinh xáng, phong phú, cầu kè, trà vinh, và cha mẹ con có làm nhà ở đó hết 6 năm, đến năm 1983 thì do gia đình làm ăn thất bát, nên ba mẹ con đi sang Campuchia sinh sống và có gửi cho người chú giữ giùm 1.000m2 đất đó, đến năm 1990 thì gia đình con quay trở lại VN sinh sống nhưng lúc đó vì chưa có hộ khẩu và do mới về còn sợ, cho nên khi gia đình con đi qua đăng ký thường trú tại kinh xáng, phong phú thì ông trưởng ô lúc đó lại không cho gia đình con thường trú ở kinh xáng, phong phú. vì cho rằng không có hộ khẩu không thường trú được nên gia đình đành về sống ở nhà ngoại tại ấp I phong thạnh cầu kè trà vinh. Và lúc nhà nước phát động quyền ĐKSDĐ do gia đình ở xa không biết cho nên không thể đăng ký được và người chú đã tự đăng ký QSDĐ đó.  Cho đến năm 2007 có người nói chú của con bán đất 1.000m2 đất của gia đình thì mẹ con nhờ chính quyền giải quyết giùm nhưng không thành, cho đến ngày 20 tháng 8 năm 2008 thì Tòa án huyện Cầu kè đã bác bỏ toàn bộ đơn yêu cầu và đơn khởi kiện của gia đình con và cho bên chú con thắng kiện. Xin hỏi cô: Nếu như trong thời gian mà cha mẹ con không ở VN thì người chú có quyền đổi đất của gia đình hay không? và nếu làm đơn kháng cáo thì phải làm như thế nào? Con mong cô tư vấn giùm con. Cuối cùng con xin cảm ơn cô nhiều.

Chào bạn!

+ Theo quy định, người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng …quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a, Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

b, Đất không có tranh chấp;

c, Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

d, Trong thời hạn sử dụng đất.

Do đó, trong thời gian cha mẹ bạn không ở Việt Nam mà người chú của bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hội đủ các điều kiện như trên thì người chú của bạn đương nhiên được thực hiện quyền của người sử dụng đất.

+ Thư bạn hỏi để làm đơn kháng cáo nhưng bạn hỏi trễ quá, thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, tuyên án ngày 20/8, ngày 4/9 bạn mới đặt câu hỏi nên câu trả lời này không còn có ý nghĩa nữa. Tuy nhiên cũng xin trả lời cho bạn tiện tham khảo như sau:

Theo quy định tại điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự: Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

a, Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b, Tên, địa chỉ của người kháng cáo;

c, Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

d, Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

đ, Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo

Đơn kháng cáo phải gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm và gửi kèm theo đơn các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Chúc bạn được như ý!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào