Tranh chấp mua bán đất

Chào luật sư! Cho tôi hỏi: Năm 2007 gia đình tôi có mua 01 thửa đất của ông A tại địa phương nơi đang cư trú, sau khi thỏa thuận và làm tất cả các thủ xong xuôi thì cuối năm 2007 gia đình tôi được biết bố đẻ của Ông A có đơn trình lên chính quyền địa phương rằng thửa đất của ông mang tên con trai và con dâu cụ (mang tên ông A và vợ) mà cụ không hề có ý kiến mà theo ông A ông là người con nuôi dưỡng cụ và giữa ông và cụ Trơn đã có thỏa thuận bằng miệng rằng cụ  cho ông A thửa đất ấy nhưng không có giấy tờ chứng minh, đến năm  2012 thì  cụ đã chết mà ko hề để lại di chúc về quyền thừa kế mảnh đất ấy cho bất kỳ ai trong 5 người con của cụ. Đến nay Tòa án nhân dân có gọi gia đình tôi đến với lý do chia tài sản thừa kế vì con trai cả của cụ (anh trai ông A) đã làm đơn kiện ông  A về số tài sản thừa kế là không đúng (rằng phải chia cho cả 5 người con chứ không phải của riêng ông A trong khi các anh em đều lập gia đình và định cư ở các nơi khác. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư tư vấn cho tôi thửa đất mà gia đình tôi mua ấy có đúng không mà gia đình tôi muốn bảo vệ thửa đất ấy thì chúng tôi phải làm những gì? Mà Luật sư chỉ giúp cho tôi căn cứ vào những điểm vào và Điều nào của Luật nào, mong Luật sư trả lời chi tiết giúp tôi để tôi có thể chứng minh và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp. Theo tôi được biết năm trước thời điểm năm 2002 thì nhà nước Việt Nam có Luật khuyến khích người dân tự đi kê khai và làm bìa đỏ với mảnh đất mà mình đang sinh sống lên ồng, sau năm 2002 thì Luật mới sửa đổi mà ông A đã đi kê khai và làm sổ đỏ thửa đất đó năm 2002. Nếu tôi muốn thuê luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình tôi phải làm những gì? Cảm ơn Luật sư!

Với thông tin bạn nêu căn cứ các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật sư Dương Văn Mai, Công ty Luật Bách Dương, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn cho ông/bà như sau:

Trước hết trong việc tranh chấp giữa anh chị em ông A với ông A là quan hệ về phân chia di sản thừa kế của bố ông A, ông/bà là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên ông/bà đương nhiên sẽ được Tòa án mời tham gia vụ án.

Trong trường hợp này thì giao dịch của ông/bà nếu đáp ứng được các quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý và quyền lợi của ông/bà vẫn được pháp luật bảo vệ.

Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng của ông/bà không đúng với quy định về chuyển quyền sử dụng đất thì có thể xảy ra tình huống Hợp đồng bị tuyên vô hiệu - hâu quả là các bên hoàn trả lại nhau những gì đã nhận, tức là ông/bà phải trả lại thửa đất và được nhận lại tiền. Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005:

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Tuy vậy trong trường hợp này các anh chị em của ông A phải chứng minh được thửa đất đó thuộc quyền sử dụng của cha ông A và nằm trong khối di sản của cha ông A để lại.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào