Tội danh cướp liệu có được án treo

Tôi có 1 người bạn bây giờ hiện tại đang bị bắt với tội danh là cướp giật tài sản và bây giờ đã có cáo trạng, sự việc như sau: Sáng ngày 08/01/2015,Nguyễn Văn Tùng sinh năm 1993 có gọi điện và nhắn tin cho bạn tôi tên là Nguyễn Tùng Dương sinh năm 1994 rủ đi cướp giật tài sản. thì khoảng 12h cùng ngày Tùng Dương điều khiển xe máy Wave Alpha tới Văn Phú Hà Đông gặp Văn Tùng. Khi gặp nhau cả 2 thống nhất Tùng Dương là người điều khiển xe máy,Văn Tùng ngồi sau để cướp giật tài sản. Để tránh bị phát hiện nên cả 2 đeo khẩu trang che mặt và tháo biển kiểm soát xe máy. Sau đó Tùng Dương điều khiển xe máy chở Nam đi từ Hà Đông đến Mỹ Đức. Khoảng 16h30 cùng ngày khi đến cổng trường THPT Mỹ Đức A,Tùng Dương phát hiện bà Đinh Thị Bằng đang đỗ xe máy bên lề đường ngước chiều nghe điện thoại. Tùng Dương liền ra hiệu cho Văn Tùng rồi hướng mặt về phía bà Bằng. Văn Tùng hiểu ý,hỏi "có chắc không" thì Tùng Dương không nói gì rồi điều khiển xe máy vượt qua xe bà Bằng rồi vòng xe quay ngược trở lại. Khi 2 xe đã áp sát nhau, Văn Tùng dùng tay phải của mình giật chiếc điện thoại của bà Bằng nhưng do không cầm chắc nên Văn Tùng không giật được. Bà Bằng liền hô cướp. Tùng Dương điều khiển xe máy bỏ chạy nhưng bị 1 công an viên và người dân bắt được. Sau 1 thời gian công an điều tra thì bây giờ bạn tôi Tùng Dương đã nhận được cáo trạng. Ở trong cáo trạng viết là hành vi dùng xe máy để cướp giật tài sản là thủ đoạn nguy hiểm bởi vậy bạn tôi đã phạm vào tội "cướp giật tài sản" theo qui định tại điểm d khoản 2 điều 136 BLHS. Về nhân thân của Tùng Dương và cả Văn Tùng đều chưa có tiền án tiền sự gì nhân thân tốt lý lịch rõ ràng. Thì tôi muốn hỏi luật sư là bạn tôi phạm tội như thế thì liệu có được tòa xử án treo hay không?

Về tội cướp giật tài sản được quy định tại điều 136 Bộ luật Hình sự:

Điều 136. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu  thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương  tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm  chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Như vậy với việc bị truy cứu theo khoản 2 điều 136 thì hình phạt dành cho bạn của bạn sẽ từ 3 năm đến 10 năm.

Về việc có được hưởng án treo hay không thì phải phụ thuộc mức án tòa tuyên phạt cũng như xem bạn của bạn có đủ điều kiện được hưởng án treo theo quy định tại điều 60 Bộ luật Hình sự hay không?

Điều 60. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Khoản 1, Điều 2. Nghị quyết số 01/2013/NQ- HDTP quy định chỉ xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

Nếu bạn của bạn đáp ứng được các điều kiện này thì có thể sẽ được hưởng án treo.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Án treo

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào