Tranh chấp quyền thừa kế đất đai
Theo như nội dung bạn trình bày thì có thể hiểu là khi còn sống, ông bà nội có hai phẩn đất: một phần do ông bạn nội đứng tên và sinh sống, làm nhà trên đó. Phần này có thỏa thuận là sau khi ông bà nội chết thì để lại cho người thứ 10. Còn một phần đất ở xa và phần đất này đã cho người thứ 9 và đã sang tên, tách sổ đầy đủ theo thủ tục quy định.
Sau khi ông nội mất, bà nội thấy buồn nên muốn người thứ 9 về ở với mình nên đã đồng ý miệng hoán đổi đất cho người thứ 9 phần đất của ông bà nội để trồng trọt và làm nhà. Tuy nhiên, việc hoán đổi này sẽ không có giá trị vì bằng miệng, không lập thành văn bản, không được sự đồng ý của các con còn lại với tư cách là đồng thừa kế phần đất do ông nội chết không để lại di chúc. Hơn nữa, đất là tài sản chung ông bà nội mà một mình bà nội thỏa thuận hoán đổi hết là không được...Tuy nhiên, cũng nên xét tới thực tế là gia đình người thứ 9 đã làm nhà và canh tác trên miếng đất được hoán đổi 40 năm nay là thời gian không ngắn. Nay người thứ 10 muốn đất ai trở về nấy chứ không hoán đổi nữa thì cũng nên xem xét đến thực trạng này và tình cảm anh chị em trong gia đình sao cho thỏa đáng. Bạn không cho biết miếng đất ban đầu đã đứng tên người thứ 9 thì thực tế từ khi hoán đổi đến nay do ai sử dụng? Vì thế, có thể thỏa thuận lại về việc để người thứ 9 tiếp tục sử dụng miếng đất đã hoán đổi và yêu cầu người thứ 9 chuyển đổi tên miếng đất ở xa cho người thứ 10 vì thực tế đã sử dụng 40 năm nay hoặc nếu không thỏa thuận được thì chỉ còn cách đất của ai thì trả về người đó vì thực chất thủ tục hoán đổi chi là miệng và không có giá trị pháp lế để công nhận quyền sử dụng đất.
Thư Viện Pháp Luật