Dành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Tôi và vợ tôi đã ly hôn hơn 1 năm, chúng tôi có 1 đứa con chung là bé gái lúc đó được 12 tháng tuổi và vợ tôi đã danh quyền nuôi con. nay con gái tôi đã được 24 tháng tuôi và vợ tôi cũng chuẩn bị tái giá, nhưng vì con tôi là con gái ngày thì một lớn nên tôi không muốn con gái lớn lên lại ở với cha dượng trong khi tôi đang sống độc thân điều kiện kinh tế ổn định có thể nuôi dạy và chăm sóc con tốt. nhưng tôi và vợ cũ không thể thương lượng được ai cũng muốn dành quyền nuôi con, cá nhân tôi nhận thấy con gái ở với cha dượng rất bất tiện đặt biệt khi con tôi ngày càng lớn, trong khi đó tôi tha thiết muốn được nuôi dạy và chăm sóc con của mình thật tốt cũng có thể đó là niềm vui lớn nhất của tôi nhưng vợ cũ của tôi cương quyết không nhường quyền nuôi con cho tôi, xét về kinh tế thì tôi thừa điều kiện nuôi con trong khi đó anh trai tôi hơn tôi môt tuôi có gia đình 7 năm nay nhưng không có con, anh chị tôi cũng có thể cùng tôi nuôi dạy và chăm sóc con tôi giống như con ruột của minh (anh chị tôi có điều kiện kinh tế ổn định và cũng mong muốn được cùng tôi chăm sóc va nôi dạy bé) dù sao cũng là bác ruột mà lại không có con. xét về mọi mặt nếu thật sự muốn tốt cho con tôi nghỉ nên nhường quyền nuôi con lại cho tôi là hợp lý nhưng có nói sao cũng không được nên tôi mới nhờ luật sư tư vấn và giúp tôi danh lại quyền nuôi con. theo luật sư trong trường hợp này tôi có được nhờ pháp luật can thiệp và danh lại quyền nuôi con không. nếu được thi tôi phải làm sao? và nếu ra tòa thì luật sư có thể làm ngươi đại diện hợp pháp giúp tôi tranh cải để được danh quyền nuôi con không. diều kiện để luật sư làm người đại diện hợp pháp tranh cải cho tôi là như thế nào? và được bao nhiêu % tôi dành được quyền nuôi con.

Chào bạn,

Luật hôn nhân và gia đình hiện tại có quy định việc giải quyết vấn đề bạn hỏi như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, nếu có cơ sở cho rằng vợ cũ của bạn không còn dủ điều kiện nuôi con thì bạn hòan toàn có quyền gởi đơn đến TAND để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Thân chào

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giành quyền nuôi con khi ly hôn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào