Công cụ hỗ trợ nào được phép mang theo để phòng thân?

Chào các luật sư. Sau vụ việc xảy ra ngày8/8/2015, chi tiết  ở link  http://danluat.thuvienphapluat.vn/giet-nguoi-khi-bi-dap-pha-tai-san-va-bao-ve-nguoi-than-135592.aspx . Gia đình tôi liên tiếp bị đe dọa gây tổn hại đến tinh thần và sức khỏe người thân trong gia đình. Hiện em gái đang học cấp 3 đã bị dọa phải xin tạm nghỉ học. Gia đình đã trình báo sự việc với cơ quan chức năng cấp xã và cấp huyện nhưng chưa được giải quyết. Người thân trong gia đình đang rất hoang mang lo lắng khi chi có phụ nữ ở nhà, lúc nào cũng đóng chặt cửa không dám ra ngoài. Gia đình đã nhiều lần trình báo lên công an huyện nhưng chưa được giải quyết vì không đủ bằng chứng. Không thể trông cậy công an thì phải tự bảo vệ mình. Hôm nay, tôi chở em gái đi học bằng xe máy và có đưa cho em gái 1 bình xịt hơi cay, còn tôi thì mang theo người đèn pin phóng điện.  Tôi và em gái mang theo công cụ hỗ trợ như vậy có bị coi là tàng trữ vũ khí trái phép không? Nếu có thì cho em hỏi những công cụ hỗ trợ nào được phép mang theo người và sử dụng khi có người trực tiếp đe dọa đến sức khỏe người thân?

Chào bạn!

NỘI DUNG BẠN QUAN TÂM ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SAU:

  1. Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011  
  2. Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012  
  3. Thông tư 30/2012/TT-BCA ngày 29/5/2012  
  4. Nghị định 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001  
  5. Quyết định 404/QĐ-BNV ngày 15/7/1995  
  6. Thông tư số 10/2002/TT-BCA ngày 26/8/2002  

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRANG BỊ, SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ, VŨ KHÍ THÔ SƠ

Theo nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2012.

  • Quân đội nhân dân.
  • Công an nhân dân.
  • Công an xã, dân quân tự vệ.
  • Kiểm lâm, đội kiểm tra chống buôn lậu hải quan, hải quan cửa khẩu, đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường.
  • Ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức , doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
  • Ban bảo vệ tổ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ trật tự an ninh phương xã.
  • Trường, trung tâm huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động.
  • An ninh hàng không.
  • Thi hành án dân sự.
  • Thanh tra chuyên nghành thủy sản, lực lượng kiểm ngư.
  • Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội.

 HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP MUA CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Theo nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2012.

Bộ hồ sơ bao gồm:

  1. Công văn đề nghị cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ (Có ghi đầy đủ tên cơ quan, đơn vị, điện thoại, nêu rõ số lượng, chủng loại, và sự cần thiết phải sử dụng công cụ hỗ trợ) gửi phòng PC64 – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nới đơn vị đóng trụ sở. Các đơn vị thuộc Trung ương nộp hồ sơ tại C64 - Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an.
  2. Bản sao Quyết định thành lập đơn vị.
  3. Quyết định thành lập phòng, ban, tổ bảo vệ chuyên trách (áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp trang bị cho lực lượng bảo vệ).
  4. Giấy giới thiệu người đến liên hệ xin giấy phép, giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đến liên hệ nộp tại phòng PC64 – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở. Các đơn vị thuộc Trung ương nộp hồ sơ tại C64 – Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an.

Bạn tham khảo quy định tại Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau:

Khoản 9, Điều 3 Quy định: " Công cụ hỗ trợ gồm:

a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

đ) Động vật nghiệp vụ."/

 

"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.

2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

3. Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí được giao.

5. Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

6. Cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

7. Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép.

8. Vận chuyển, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn.

9. Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

10. Mua bán trái phép, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

11. Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

12. Hành vi khác vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ."

 

."Điều 11. Giao nộp, tiếp nhận và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ

1. Tổ chức, cá nhân phải khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất trong các trường hợp sau đây:

a) Không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào;

b) Phát hiện, thu nhặt được.

2. Cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương phải tổ chức ngay việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tổ chức, cá nhân khai báo, giao nộp.

3. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản. Trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án ở giai đoạn xét xử thì Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định việc xử lý.

4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền, kinh phí phục vụ cho việc tiếp nhận, thu gom, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ giao nộp.

 

"Điều 30. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ

1. Công cụ hỗ trợ được trang bị cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.

2. Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với công an nhân dân; chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng khác.".

  

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào