Chồng chết vợ bỏ đi rồi vợ quay lại đòi chia tài sản hỏi luật sư phân chia thế nào?

Anh A là chồng của chị B. Sau nhiều năm chung sống với nhau và có mâu thuẫn Chị  B  đã bỏ đi mang theo 2 đứa con gái về nhà ngoại. Bỏ lại anh A sau thời gian đó Anh A bị tâm thần nhưng con gái và vợ (là chị B) không về chăm sóc. Dù rất nhiều lần anh bị nằm viện cũng không được lời hỏi thăm. Lúc nằm viện chỉ có bà mẹ 80 tuổi của anh chăm nuôi. Bà đã lấy cho Anh A  1 người vợ là chị C  2 người có với nhau 2 đứa con nhưng chị C cưới mà ko được đăng ký kết hôn, mà chỉ được họ hàng đồng ý và tổ chức cưới hỏi về=> vì nhiều lần ra tòa nhưng không ly hôn được với chị B vì nhiều lý do. Có với chị C 2 đứa con(1 trai , 1 gái) thì anh A đã mất vì tai nạn xe cũng chính vì thế chị B quay lại đòi chia tài sản( gồm nhà đất) nhà đất đó trước là do bà lão 80 tuổi là mẹ của anh A bán đất của bà để mua. Giờ chị B muốn chiếm hết phần đất đó tôi muốn lỏi luật sư nếu ra tòa thì bà Lão 80 tuổi hoặc con của vợ 2 là bà C có được hưởng 1 phần tài sản nào không hay thuộc hết về 3 mẹ con chị B?          Rất cần sự giúp đỡ của luật sư vì hoàn cảnh này tôi nhìn rất thương.Nhưng mình không thể làm gì được vì nhà chị B nhiều tiền và đi chạy rất nhiều nơi. Còn bà cụ không có tiền để theo nổi.   Mong nhận được câu trả lời sớm. Xin cảm ơn

Như vậy là A và B vẫn là vợ chồng trên giấy tờ với nhau, do không có di chúc nên tài sản của A sau khi trừ đi các nghĩa vụ sẽ cho những người thừa kế hàng thứ nhất hưởng, ở đây là B, các con của A với B và C, mẹ của A. C không được hưởng di sản thừa kế.

Tuy nhiên mẹ của C có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án truất quyền thừa kế của B do vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với A sau nhiều năm bỏ đi, không chăm sóc chồng bị bệnh mà giờ chồng mất lại quay lại đòi chia thừa kế.

Nếu B bị truất quyền thừa kế thì chỉ có mẹ của A và các con của A với B và C được hưởng thừa kế.

Bạn tham khảo Bộ luật Dân sự phần Thừa kế để nắm rõ hơn.

“Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản 

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; ...”

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật sư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào