Mua đất chỉ có giấy viết tay giữa người mua và người bán thì có đủ tính pháp lý không?
1. Quyền khởi kiện: Theo quy định của Bộ luật dân sự thì khi một người chết đi, di sản của họ sẽ thuộc về những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu không có di chúc hợp pháp thì di sản sẽ thuộc về những người thừa kế của người chết theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Cha, mẹ, vợ/chồng và các con của người chết.
Nếu không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì di sản thuộc về hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Nếu những người hàng thừa kế thứ 1 và thứ 2 không còn thì quyền thừa kế, quyền đòi lại di sản thuộc về hàng thừa kết thưa ba bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột.
Vì vậy, trong vụ việc của gia đình bạn, nếu giấy chứng nhận đang đứng tên ông A thi một trong ba hàng thừa kế nêu trên có quyền khởi kiện để đòi lại tài sản đó. Tuy nhiên, để tòa án thụ lý thì phải thông qua thủ tục hòa giải và đơn khởi kiện phải có chữ ký của tất cả hàng thừa kế đi kiện. Nếu một người ký đơn thì chỉ đòi được một phần của họ (mà chưa biết phần cụ thể là bao nhiêu) nên tòa án sẽ không thụ lý.
2. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng giấy viết tay mà không thực hiện thủ tục thì không có giá trị pháp lý. Nếu có tranh chấp thì tòa án sẽ tuyên bố hủy bỏ giao dịch và buộc các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải bồi thường (Điều 137 BLDS). Vì vậy, nếu việc khởi kiện vụ án dân sự của gia đình ông A đủ điều kiện để tòa án thụ lý thì kết quả gia đình bạn phải trả lại đất cho họ và họ trả lại tiền cho gia đình bạn. Nếu giá trị thửa đất tăng lên so với lúc chuyển nhượng thì gia đình bạn có thiệt hại và phía gia đình ông A phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại cho gia đình bạn.
Thư Viện Pháp Luật