Quyền có lối đi

Ông Bùi Đức Tĩnh ở thôn Tung Đao, xã Ia Dreng, huyện Chư Sê có một lô đất tại địa phương. Muốn vào lô đất của ông Tĩnh phải đi qua phần đất của ông Nguyễn Văn Ky (đất ông Ky mua của ông Huỳnh Duy Nhất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Nay ông Nguyễn Văn Ky đã bít lối đi này không cho ông Tĩnh sử dụng để vào đất mình canh tác. Trước đây, ông Tĩnh đã gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện Chư Sê.

Theo giải quyết của UBND huyện Chư Sê cũng như kết luận tại Thông báo số 10/TB-UBND ngày 23-1-2009 thì UBND huyện Chư Sê đã hướng dẫn ông Bùi Đức Tĩnh trực tiếp gửi đơn khởi kiện đến TAND huyện Chư Sê để được xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Vì theo khoản 1 điều 136 Luật Đất đai năm 2003 và Thông tư số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 3-1-2002 của Liên ngành TANDTC, VKSNDTC và Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) trường hợp này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Như vậy, hướng dẫn của UBND huyện Chư Sê là đúng.
Hơn nữa, theo điều 275 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Trong luật pháp gọi đây là nguyên tắc địa dịch thông hành!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào