Môi giới hối lộ

Năm đó là năm 1999 bạn tôi đã bị khổi tố và bị ngồi tù một năm vì tội môi giới hối lộ làm thân bại danh liệt. Năm đó bạn tôi có anh với hai con phạm tội vì ăn cắp trâu vì muốn để được giảm án cho hai người con, anh đó đã đến gặp bạn tôi để nhờ mối quan hệ của bạn tôi gặp người xử án, xin giảm án xuống đến mức thấp nhất. Vì quá nể anh em trong nhà bạn tôi đã dẫn anh đó đến gặp người xử án để chạy tội giảm án. Không hiểu hai người đó đã thống nhất như thế nào? Cho đến khi xử án thì hai người con đã không được giảm án, người anh trai của bạn tôi đã tức giận nên đã làm đơn kiện người xử án. Thấy sự việc không ổn người xử án đó đã đến tìm bạn của tôi đưa cho số tiền là 500.000 nghìn đồng nhờ bạn tôi trả lại cho anh của bạn tôi và bảo anh rút đơn kiện. Bạn tôi vì tính cả nể nên đã không nề hà đã cầm ngay số tiền đó đến đưa lại cho anh. Nhưng không ngờ được sự việc lại diễn ra phức tạp người thụ lí vụ án là viện kiểm sát ND đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng người tuyên án có nhận hối lộ còn bạn tôi là người môi giới hối lộ. Kết quả bạn tôi bị khởi tố và nhận một mức án là 1 năm tù giam sự nghiệp công tác bao năm đều theo đó mà mất hết. Với kết luật trên bạn tôi cho đến nay vẫn cảm thấy mình bị oan ức vô cùng. Xin các luật sư hãy tư vấn cho tôi được biết phải làm gì để lấy lại sự công bằng cho bạn của tôi.

Căn cứ nội dung bạn cung cấp và quy định tại điều 290 BLHS 1999 là thời điểm người bạn của anh/chị bị khởi tố về tội Môi giới hối lộ, thì số tiền 500.000 đồng đã đủ yếu tố cấu thành tội môi giới hối lộ. Cụ thể, điều 290 BLHS 1999 quy định:

Điều 290. Tội làm môi giới hối lộ

1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

A) Có tổ chức;

B) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

C) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

D) Phạm tội nhiều lần;

Đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

E) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

A) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

A) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.

6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội phạm về chức vụ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào