Các trường hợp phạm tội giữ, bắt hoặc giam người trái pháp luật

Pháp luật quy định các trường hợp phạm tội giữ, bắt hoặc giam người trái pháp luật như thế nào?

a) Phạm tội có tổ chức
 
Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoặc để thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
 
Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Ví dụ: cháu Chu Thị T 17 tuổi, con của Chu Hữu K bỏ nhà đi vì bị hành hạ ngượi đãi. Do nghi ngờ cháu Đinh Thu Tr là bạn của cháu T biêt nơi ở của cháu T, nên Chu Hữu K cùng vợ là Phạm Thị trường hợp đã mua chuộc hai cán bộ công an phường N.K là Bùi Văn L và Nguyễn Văn H bàn bạc việc bắt cháu Tr về trụ sở công an phường để tra khảo nhằm buộc cháu Tr phải khai chỗ ở của cháu T. Theo kế hoạch, Phạm Thị trường hợp và con trai là Chu Hữu D theo dõi quy luật đi về của cháu Tr, Chu Hữu K được phân công đánh cháu Tr; sau khi đánh cháu Tr, trường hợp là người gọi điện cho L và H để phối hợp bắt cháu Tr về trụ sở công an phường. Khoảng 12h 15p ngày 22 tháng 9 năm 2001 cháu Tr trên đường đi học bằng xe máy, khi đến gần trụ sở công an phường N.K thì bất ngờ bị tên D đấm vào mặt làm cháu Tr bị thương và bị ngã xe; cùng lúc đó L và H dùng xe jeep từ trụ sở công an phường ra bắt cháu Tr về trụ sở tra khảo buộc cháu Tr phải khai ra chỗ ở của cháu T. Vì cháu Tr không biết chỗ ở của cháu T, nên không khai ra được. Đến 15h cùng ngày, hành vi tổ chức đánh, bắt, giữ người trái pháp luật của vợ chồng Chu Hữu K bị phát hiện.
 
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
 
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu của, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có ưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
 
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đén chức vụ, quyền hạn của họ; nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Ví dụ: trường hợp phạm tội của Bùi Văn L và Nguyễn Văn H vừa nêu trên chính là lợi dụng chức vụ quyền hạn để bắt, giữ người trái pháp luật.
 
Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị cọi là có tình tiết tăng nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội này. Ví dụ: Đặng Quang Ph là Đại biểu Hội đồng nhân dân phường, vì nghi ngờ cháu Bùi Quốc H trộm cắp hai chiếc điều khiển tivi của nhà mình, nên Ph đã bắt cháu H tra khảo nhằm buộc cháu H phải nhận đã trộm cắp tài sản của Ph. Mặc dù có chức vụ nhưng khi bắt cháu H, Ph không lợi dụng chức vụ của mình để phạm tội nên không thuộc trường hợp bắt, giữ người do có lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
 
c) Đối với người thi hành công vụ
 
Đây là trường hợp người bị bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (người bị hại) là người thi hành công vụ, tức là người bị hại thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó. Nhiệm vụ được giao có thể là đương nhiên do nghề nghiệp quy định như: cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân làm nhiệm vụ bảo vệ; thầy thuốc điều trị tại bệnh viện; thầy giáo giảng bài hoặc hướng dẫn học sinh tham quan, nghỉ mát; thẩm phán xét xử tại phiên tòa; cán bộ thuế thu thuế…
 
Cũng được coi là thi hành công vụ đối với những người tuy không được giao nhiệm vụ nhưng họ tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hôi trong một số trường hợp nhất định như: đuổi bắt người phạm tội bỏ trốn; can ngăn, hòa giải những vụ đánh nhau nơi công cộng…
 
Người bị bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật phải là người thi hành nhiệm vụ đúng pháp luật, nếu thi hành nhiệm vụ trái pháp luật mà bị bắt, giữ hoặc giam trái pháp luật thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Ví dụ: một người tự xưng là công an đòi khám nhà của người khác. Chủ nhà yêu cầu xuất trình lệnh khám nhà, nhưng người này không đưa nên chủ nhà và những thành viên trong gia đình đã bắt, giữ.
 
Điều luật chỉ quy định “đối với người thi hành công vụ” mà không quy định “đối với người đang thi hành công vụ” nên trường hợp phạm tội này bao gồm cả người đang thi hành công vụ và người đã hoặc sẽ thi hành công vụ mà bị bắt giữ, giữ hoặc giam trái pháp luật (vì lý do công vụ của nạn nhân).
 
d) Phạm tội nhiều lần
 
Là trường hợp hai lần trở lên bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, có thể là hai lần bắt, hai lần giữ hoặc hai lần giam người trái pháp luật trở lên, nhưng cũng có thể một lần bắt, một lần giữ, hoặc một lần giam người trái pháp luật, nhưng chỉ đối với một người bị hại xảy ra nhiều thời điểm khác nhau. Ví dụ: A bắt B để buộc B phải trả tiền cho A, B hứa sẽ trả, nên A thả B ra; nhưng không thấy B trả tiền nên A lại bắt B lần thứ hai để khống chế buộc B phải trả tiền cho mình.
 
Phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nhiều lần là người phạm tội có từ hai lần trở lên thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Nếu có hai lần bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, trong đó có một lần hành vi không cấu thành tội phạm thì không thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Ví dụ: Ngày 12-7-2000, Phạm Ngọc T, sinh ngày 1-12-1984 bắt, giữ Nguyễn Văn D; ngày 10-5-2001, Phạm Ngọc T lại bắt giữ D lần thứ hai. Trong hai lần bắt, giữ người trái pháp luật của T có một lần T chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nên T không bị coi là phạm tội nhiều lần.
 
đ) Đối với nhiều người
 
Là trường hợp bắt, giữ hoặc giam từ hai người trở lên cùng một lần hoặc nhiều lần khác nhau. Ví dụ: tháng 7-2000, Vũ Khắc X bắt Đào Văn T và Đỗ Văn K, đến tháng 3-2001, X lại bắt Trần Văn H.
 
Trong số những người bị bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, có thể có người chỉ bị bắt, có thể có người chỉ bị giữ, có người chỉ bị giam, nhưng cũng có thể có người vừa bị bắt, vừa bị giữ lại vừa bị giam.
 
Nếu trong số những người bị bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có người thi hành công vụ thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết “đối với người thi hành công vụ” ngoài tình tiết đối với nhiều người”
 
Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 123 thì có khung hình phạt từ một năm đến năm năm tù, là tội phạm nghiêm trọng.
 
Khi áp dụng khoản 2 Điêu 123 để áp dụng ình phạt đối với người phạm tội, Tòa án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ Luật hình sự. Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau thì:
 
- Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp (tình tiết) quy định tại khoản 2 của điều luật thì hình phạt phải nặng hơn người chỉ có một tình tiết định khung hình phạt.
 
- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ Luật hình sự thì hình phạt phải thấp hơn người phạm tội không có hoặc chỉ có một tình tiết giảm nhẹ.
 
- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ Luật hình sự thì hình phạt phải cao hơn người phạm tội không có hoặc chỉ có một tình tiết tăng nặng.
 
- Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng thì Tòa án có thể phạt dưới một năm tù nhưng không được dưới ba tháng tù, vì loại hình phạt tù có mức thấp nhất là ba tháng hoặc chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ Luật hình sự thì cũng có thể cho người phạm tội được hưởng án treo.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm quyền tự do

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào