Về việc giải quyết đền bù chưa thỏa đáng
Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Về nguyên tắc việc bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận dân sự, bồi thường kịp thời và toàn bộ thiệt hại.... ở đây các bên đã thống nhất mức bồi thường là 8 triệu đồng. Nên trường hợp này nếu có tố cáo sự việc tới cơ quan chức năng thì các yếu tố cấu thành của tội này cũng không rõ ràng.
Tuy nhiên nếu gia đình bạn vẫn quyết tâm thực hiện việc tố cáo thì có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an nơi xảy ra sự việc để được xem xét giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật