Cho em hỏi về vấn đề thừa kế

Gia đình em hiện đang có chút vấn đề về quyền thừa kế, mong đc anh chị tư vấn giúp, e cảm ơn:     - Ông bà nột em có 7 người con, ông nội thì mất đã lâu rồi, khi e còn nhỏ, ko nhớ rõ, còn bà nội thì mất từ năm 2006. Khi mất bà bà có để lại 1 mảnh đất và ko có di chúc kèm theo.     - Sau khi bà mất, đáng nhẽ mảnh đất đó phải đc chia đều cho 7 người con, nhưng bác trai cả ko chia cho ai cả, bác xây tường rao kín xung quanh khu đất, chung với khu đất nhà bác (đất nhà bác liền kề với mảnh đất bà nột e để lại). Bác lấy lí do đất ông bà để lại ko chia ra, rồi sau đó tìm cách làm sổ đỏ đứng tên bác cho mảnh đất đó nhưng chưa được do vấp phải sự phải đối của một số anh em.     - Trong số 7 anh em, có người ko đồng tình với cách giải quyết của bác cả, muốn chia đều cho 7 anh em trong gia đình, vì thế xảy ra tranh chấp, nhưng ko phải 6 người còn lại, ai cũng đồng ý chia đất ra. Có người đồng ý để bác cả giữ trọn số đất, có người muốn chia đất nhưng sợ uy bác cả nên ko dám đi kiện, chỉ ậm ờ thái độ rất thiếu trách nhiệm: "ai kiện đc thì tôi cũng lấy phần, ko ai kiện thì thôi đành để bác cả lấy tất".     - Gia đình e cũng đã nhờ đến chính quyền địa phương, lên xã thì xã bảo về thôn, về thôn thì thôn cứ làm khó dễ (do có sự móc ngoặc của bác cả). họ yêu cầu họp gia đình và tự giải quyết (bó tay họp mà giải quyết đc thì đưa lên chính quyền làm gì)     Vậy e muốn nhờ các anh chị tư vấn giúp:     - Phải làm thế nào  để đòi quyền lợi cho mọi người trong gia đình, thủ tục ra làm sao?     - Do yêu cầu công việc, bố em thường xuyên phải đi công tác xa, ít khi ở nhà, mẹ e có thể thay bố e để giải quyết giấy tờ thủ tục được không, có cần giấy ủy quyền gì ko?     - Trách nhiệm của những người tham gia sẽ ra sao, những người ko muốn kiện vẫn muốn đc chia đất chẳng nhẽ ko cần có chút trách nhiệm gì, e nghĩ quá trình tranh chấp sẽ cần đầu tư time và tiền bạc, ko thể bắt 1 người còng lưng gánh cho người khác được.      - Trong 7 người, có 1 bác đã mất, việc thực hiện thừa kế cho bác ấy sẽ tiến hành thế nào? Em mong nhận đc sự tư vấn từ anh chị luật sư, em xin cảm ơn.

Thứ nhất, vì khi bà nội bạn mất không để lại di chúc, nên theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005, di sản do ông bà nội bạn để lại sẽ được chia theo các quy định về thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy , di sản do ông bà bạn để lại sẽ phải được chia đều cho 7 người con.

 

Thứ hai, về việc yêu cầu chia lại di sản, trong trường hợp không thể hòa giải, một trong những người được hưởng quyền thừa kế có thể kiện ra Tòa án nhân dân với Hồ sơ khởi kiện như sau:

+ Đơn khởi kiện (theo mẫu)

+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

+ Bản kê khai các di sản;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có).

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

 

Thứ ba, đối với trường hợp người bác đã mất, thì quyền thừa kế được thừa kế thế vị như sau:

Điều 677. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào