Về thừa kế nhà ở chung
1. Theo quy định pháp luật thì quan hệ hôn nhân xác lập từ thời điểm có đăng ký kết hôn. Do vậy, em của bạn đã hình thành quan hệ hôn nhân với người có tên trong giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt từ thời điểm em bạn qua đời nhưng lại phát sinh quyền thừa kế của người em rể bạn.
2. Khoản 3, Điều 680 Bô luật dân sự năm 2005 quy định:
"Ðiều 680. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác
1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.".
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu em rể bạn phải ký vào văn bản thỏa thuận về thừa kế là đúng pháp luật.
Bộ luật dân sự năm 1995 cũng quy định tương tự:
"Điều 683. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác
1- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2- Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3- Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết, thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản."
Thư Viện Pháp Luật