Cấp dưỡng cho con ngoài giá thú

Thưa luật sư. Em sinh năm 1991, hiện tại em đã kết hôn và có 1 đứa con. 1 người tình cờ quan hệ với em qua 1 lần gặp mặt có xuất hiện và đưa theo 1 đứa trẻ, qua xét nghiệm thì đó là con của em. Hiện tại cô ta yêu cầu em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa trẻ. Gia đình em kinh doanh vừa phá sản không còn tài sản nào, hiện tại khả năng kinh tế của em là không có. Vậy nếu như em vẫn đồng ý cấp dưỡng cho đứa trẻ dưới hình thức khác mà không phải là tiền mặt thì có được không. Ngoài việc đưa tiền mặt cấp dưỡng thì trong luật cấp dưỡng cho con ngoài dã thú còn hình thức nào khác mà em có thể cấp dưỡng cho đứa trẻ được không trong tình trạng bất khả kháng về kinh tế của em bây giờ. Nếu không có tiền mà cấp dưỡng theo hình thức khác thì em có phải đi tù không ạ.

Chào bạn!

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.".

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn, không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Pháp luật chỉ quy định về con đẻ, con nuôi, con riêng... còn các con đẻ dù trong giá thú hay ngoài giá thú đều có quyền lợi như nhau.

Nếu bạn thoái thác nghĩa vụ cấp dưỡng thì mẹ đứa trẻ có quyền khởi kiện tới tòa án để yêu cầu giải quyết buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu khi quan hệ với người con gái đó, cô gái chưa đủ 16 tuổi thì bạn sẽ bị xử lý về tội giao cấu với trẻ em. Việc người mẹ đơn thân phải nuôi con nhỏ là một thiệt thòi rất lớn, vì vậy bạn nên có những bù đắp và trách nhiệm với những hậu quả mà mình đã gây ra.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào