Vỡ nợ không còn khả năng chi trả se bị toà án xử như thế nào?

Thưa luật sư: 14/10/2013 mẹ em có vay tiền của bên kia là 600tr có giấy tờ vay mượn, mỗi tháng mẹ em phải trả tiền lời là 60tr cho đến nay, do sự cố ngoài ý muốn nên làm ăn thô lỗ, mẹ em ko còn khả năng trả tiền lời, mẹ có thương lượng với chủ nợ là mỗi tháng cho mẹ trả tiền góc là 20tr 1 tháng khi thanh toan hết số nợ trên sẽ thanh toán lãi xuất nhưng bên kia không chịu ngược lại họ còn dọa sẽ ra thưa vì việc lừa đảo, mang tiền đi giấu ko muốn trả. Xin thưa luật sư số tiền nói trên mẹ bị cướp dọc đường và mẹ e cũng đã thương lượng với chủ nợ là sẽ chịu tất cả và hoàng lại số tiền trên cho bên kia, thì có dược pháp luật xử về tội lừa đảo chiếm đọat tai sản ko? Nếu đưa đơn ra toà án để dược giúp đỡ thì toà án có tìm hiểu thêm về những tên cướp để làm sáng tỏa mội việc hay chỉ giải quyết cho hai ben thời gian nhất định hoang lai số tiền cho ben vay? Xin luật sư giúp đỡ h gia đình rất hoang mang

1. Cướp tài sản: Với sự việc mẹ bạn bị cướp tài sản thì cần có đơn trình báo toàn bộ sự việc bị cướp đó tới công an để được xem xét giải quyết. Nếu có căn cứ xác định vụ việc mẹ bạn trình bày là đúng sự thật thì công an sẽ khởi tố vụ án và giải quyết theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự về tội cướp tài sản.

2. Vay nợ: Theo quy định pháp luật thì việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự (Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành). Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay tiền thì các bên có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Vay mượn tài sản là giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh... Nếu bên vay tiền mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố ... hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

Nếu bên vay và bên cho vay có tình cảm đặc biệt, có niềm tin đến mức không cần phải thế chấp thì bên cho vay phải chịu rủi ro trong trường hợp bên vay tiền mất khả năng thanh toán.

Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp mất khả năng thanh toán thì bên cho vay gần như không còn cơ hội lấy lại tài sản. Nếu bên cho vay khởi kiện tới tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì tòa án cũng chỉ tuyên một bản án dân sự là buộc bên vay tiền phải trả nợ đối với khoản vay theo thỏa thuận của các bên. Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án đó thì bên cho vay tiền có quyền yêu  cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án bằng cách kê biên tài sản của bên vay tiền để phát mại lấy tiền trả cho bên cho vay... nếu khi đó bên cho vay không còn tài sản nào có thể xử lý để thi hành án thì cơ quan thi hành án cũng "đành chịu" như vậy thì bên cho vay chịu rủi ro với khoản nợ đó.

3. Hình sự: Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự - Người vay tiền bị "bỏ tù" nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Cơ quan công an có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh là người vay tiền không phải là có ý định vay mượn thật mà chỉ là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin, tài liệu không đúng sự thật, không có thật làm cho nạn nhân hiểu lầm mà giao tài sản, sau khi nhận được tài sản của nạn nhân thì không có ý định trả lại tài sản (chiếm đoạt); Trong trường hợp này người chiếm đoạt số tiền đó sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS;

+ Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự (vay, mượn hợp, gửi giữ...) pháp thì dùng thông tin gian dối, thủ đoạn gian đối để chiếm đoạt tài sản, không có ý định trả lại tài sản thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 140 BLHS;

+ Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự vay mượn hợp pháp thì bỏ trốn (công an khu vực, bố mẹ, chồng, vợ, anh chị em ruột...không ai biết ở đâu) nhằm chiếm đoạt tài sản, không có ý định trả lại tài sản thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự;

+ Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự hợp pháp thì sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

Những trường hợp này sẽ bị xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự: Khởi tố,  Điều tra - truy tố - Xét xử. 

Trường hợp của mẹ bạn như đã nêu ở trên là quan hệ dân sự, chưa thấy có dấu hiệu tội phạm hình sự. Nếu mẹ bạn không gian dối, không bỏ trốn, không sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp thì bên cho vay tiền chỉ có thể khởi kiện mẹ bạn đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào