Các trường hợp cụ thể khi phạm tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật
Điều 128 chỉ quy định một trường hợp phạm tội, có khung hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi xác định hành vi của người phạm tội cần phân biệt hành vi buộc người lao động thôi việc trái pháp luật với hành vi buộc cán bộ thôi việc trái pháp luật, với hành vi buộc công chức thôi việc trái pháp luật. Căn cứ để xác định các hành vi này cũng khác nhau; căn cứ để xác định hành vi buộc người lao động thôi việc trái pháp luật là Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động, còn căn cứ để xác định hành vi buộc cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật là Luật cán bộ công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo Điều 128, Tòa án phải căn cứu vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ, chỉ áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ. Đây cũng là một trong rất ít trường hợp quy định mức cao nhất của khung hình phạt có một năm tù. Điều này, cho thấy chính sách hình sự của nhà nước đối với người phạm tội này chủ yếu lấy giáo dục là chính hoặc giải quyết bằng những biện pháp hành chính, lao động; việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đối với những trường hợp cần thiết.
Thư Viện Pháp Luật