Tiêu thụ tài sản ăn cắp

Anh trai tôi chuyên đi buôn gỗ về lại bán buôn cho người mua buôn. Mới đây 1 trong các chủ gỗ bán cho a tôi bị công an bắt vì tội ăn cắp gỗ, họ cũng có khai ra là từng bán cho anh trai tôi. Tôi đang lo không biết anh trai tôi có bị bắt và sẽ bị xử phạt như thế nào? Và những người mua buôn lại của anh trai tôi thì có bị liên đới không? Xin hỏi luật sư cụ thể từng trường hợp như sau: nếu a trai tôi không biết đó là gỗ ăn cắp hoặc biết là gỗ ăn cắp mà vẫn mua thì xử phạt như thế nào? Trường hợp anh trai tôi khi mua gỗ ăn cắp đó nhưng anh trai tôi có làm đầy đủ giấy tờ thúê với bên kiểm lâm để trở gỗ ra ngoài này cho an toàn trên đường đi thì bị xử phạt thế nào? Hiện nay chủ gỗ bán cho anh ấy đang bị công an Gia lai bắt, còn anh trai tôi thì ở ngoài bắc. Nếu gjờ anh trai tôi cắt đứt liên lạc với chủ gỗ đó thì có ảnh hưởng gj không? Xin nói thêm là gỗ anh trai tôi mua về đều đã được bán đi hết rồi.

Hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ coi là tội phạm khi hành vi đó được thực hiện mà không có sự hứa hẹn trước, thỏa thuận trước. Người phạm tội cũng biết rõ ràng đó là tài sản do người khác phạm tội mà có, hành vi có thể thể hiện như:

Cho người phạm tội cất dấu tài sản ở nhà mình, tại nợi làm việc, nhận hộ là tài sản của mình để che mắt cơ quan điều tra;
Giúp người phạm tội cất giấu tài sản do phạm tội mà có;
Chuyển đổi tài sản phạm tội mà có lấy tài sản hợp pháp;
Mua lại tài sản mặc dù biết tài sản đó do phạm tội mà có;
Đem bán hộ tài sản do người khác phạm tội mà có.

 

Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d)  Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào