Tôi và vợ cưới nhau năm 2009, cuối năm 2011 có 1 bé trai 3.5 tuổi. Từ lúc cưới nhau đến lúc có con thì 2 vợ chồng rất hạnh phúc, lúc vợ tôi vừa sinh thì cũng đúng lúc trúng tuyển đại học, tôi phản đối vợ đi học vì lúc đó con tôi mới sinh được 1 tháng và tôi vừa tốt nghiệp chưa có việc làm, còn vợ tôi thì đang có việc làm ổn định nhưng vợ tôi không chịu nhất quyết đòi đi học vì tương lai, tôi cũng đành chịu. Lúc vợ tôi đi học,kinh tế không đảm bảo nhưng vợ chồng vẫn thương nhau cùng vượt qua khó khăn. Nhưng càng làm càng nợ nần nhiều (tôi làm ăn ko thuận lợi nhưng ko dám nói với vợ) nên tôi sinh ra chán nản v thường hay đi nhậu v bạn bè. Tôi làm nghề môi giới nhà đất nên có quan hệ rất rộng, trong đó có 1 ng phụ nữ là đối tác đầu tư của tôi quen biết năm 2012 (ng đó đã có gđình v đã ly hôn). Ban đầu chúng tôi chỉ xem nhau như bạn bè làm ăn, tôi rất quý ng đó vì người đó giỏi v khéo léo hơn vợ tôi nhiều lần, nhưng tôi chưa bh đi quá giới hạn chỉ là thân v tin tưởng trong làm ăn. Khoảng tháng 9-10/2013 trong 1 lần đi nhậu về trễ tôi đưa ấy về, cô ấy gợi ý muốn tôi ở lại v cô ấy v tôi đã đồng ý, tôi bắt đầu có lỗi v vợ tôi vào lúc đó. Tôi chỉ nghĩ đó là tình 1 đêm thôi đàn ông ai cũng vậy. Nhưng càng ngày tôi càng lún sâu vào mối q.hệ đó. Tôi chỉ nghĩ vừa có tình vừa có lợi chứ ko có tình cảm. Tôi bắt đầu lạnh nhạt với vợ v thương xuyên ko về nhà (khoảng 2-3 ngày về ngủ 1 lần,tôi con 1 nên ở chung v ba mẹ). Tới 1 ngày cô ấy năn nỉ xin tôi cho cô ấy 1 đứa con, cô ấy biết tôi đã có vợ con và hứa sẽ ko cần tôi có trách nhiệm gì sau này với đứa con hết. Cô ấy còn hứa sau khi sinh xong sẽ về quê và không gặp tôi nữa (cô ấy vừa sinh bé gái tháng 12/2014). Cô ấy đã giữ lời hứa v tôi là ẵm con về quê, chúng tôi đã cắt đứt mối quan hệ này v chỉ xem nhau như bạn. Thật sự sau này tôi cũng có chút tình cảm với cô ấy nhưng tôi ko muốn tiến tới vì tôi còn thương vợ con tôi. Sau khi cô ấy về quê thì tôi quay về nhà sống v vợ như chưa có chuyện gì xảy ra,tôi biết mình có lỗi nên q.tâm vợ con nhiều hơn. Không may cách đây vài ngày trong lúc sơ ý vợ tôi đọc được tin nhắn tôi hỏi thăm con gái mới sinh của cô ấy và âm thầm điều tra tôi rồi đột ngột âm thầm ẵm con về nhà ba mẹ ruột v đưa đơn ra tòa đòi đơn phương ly hôn. Từ lúc cưới đến giờ ba mẹ tôi thương vợ tôi như con gái ruột, lo cho vợ tôi từng chút từ cái ăn đến cái mặc. Lúc sinh em bé đến giờ một tay ba mẹ tôi chăm sóc cho vợ tôi đi học, vợ tôi chỉ có làm mỗi việc là chiều đi học về chở con đi chơi v tối dỗ bé ngủ (buổi sáng ba mẹ tôi chở bé đi học,chiều rước về cho bé ăn vì vợ tôi hay đi học về trễ). Ngược lại ba mẹ vợ ko lo gì cho vợ chồng tôi dù ba mẹ vợ khá giả và chỉ có 2 người con gái. Lễ tết gì cũng chưa mua cho con tôi hộp sữa, bộ đồ hoặc món đồ chơi. Bây giờ mọi chuyện vỡ lẻ lại thúc giục cho vợ tôi v tôi ly hôn, kêu vợ tôi bắt con nuôi. Ba mẹ tôi không muốn cho tôi v vợ tôi ly hôn nên có gặp ba mẹ vợ tôi nói chuyện nhưng không thành. Nay tôi đã hối hận và vẫn còn yêu vợ con tôi nên muốn níu kéo hạnh phúc gia đình dù biết rất khó, vì tôi muôn con tôi có 1 gđình hoàn chỉnh có cha có mẹ. Nếu ra tòa tôi v ba mẹ tôi có thành ý giữ vợ tôi lại không ký đơn ly hôn thì vợ tôi có đơn phương ly hôn được không? Nếu ly hôn thì con tôi ai được quyền nuôi dưỡng? (gia đình tôi chỉ thuộc đủ ăn bù lại thu nhập ổn định nhưng tôi còn thiếu nợ, bên vợ thì giàu còn vợ tôi đi học 1 năm nữa ra trường hiện tại chưa có thu nhập).
Theo Khoản 1 Điều 56 Bộ luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
"Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."
Ly hôn đơn phương là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Đơn phương ly hôn thể hiện ý chí ly hôn của một bên và không có sự đồng thuận của bên kia. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn. Căn cứ cho ly hôn là : Tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạy được.
Vì vậy việc bạn không ký vào đơn ly hôn thì vợ bạn vẫn đơn phương ly hôn được.
Về vấn đề quyền nuôi dưỡng con: Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật hôn nhân và gia đình 2014
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Nếu muốn có quyền nuôi con bạn cần phải chứng minh được thu nhập cá nhân của bạn đủ để đáp ứng được nhu cầu, quyền lợi mọi mặt của con. Vợ bạn chưa có thu nhập nhưng bố mẹ vợ bạn có thể ủy quyền lương sang cho vợ bạn để làm căn cư chứng minh.