Đình (cơ sở tín ngưỡng) có quyền kiện đòi đất khi có người ở bất hợp pháp trên đất đình không?

Ông tôi làm chánh bái tại đình thuộc xã Tân Thanh, được sự đồng ý của những người trong ban khánh tiết của đình nên ông tôi làm đơn kiện bà Ngọc vì ở trên đất đình mà không chịu trả (thông cảm cảnh nghèo cho ở nhờ) và bà đã đi đăng ký kê khai đã được nhà nước cấp GCNQSDĐ trên phần đất bà ở và lấn chiếm thêm. trong phần đất của đình. Hiện Đình này không có giấy CNQSDĐ vì ủy ban xã cho rằng không có tên cá nhân ai đăng ký đứng tên nên không thể cấp giấy CNQSDĐ cho đình được. (Nhưng đình có đăng ký kê khai đất vào sổ mục kê năm 1994). Bởi vậy xin hỏi luật sư tư vấn dùm ông tôi có quyền đại diện cho Đình để đòi lại phần đất này không?

Tại khoản 4, Điều 5, Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất gồm có nhiều đối tượng, trong đó có cơ sở tôn giáo: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tố chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo”. Qua đó, cơ sở tôn giáo được xác định là một trong những người được sử dụng đất. Và người đứng đầu cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo (theo khoản 4, Điều 7, Luật Đất đai 2013).

 

2. Đất của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (tại điểm g, khoản 4, Điều 10,  Luật Đất đai 2013) và cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp khi Nhà nước giao đất không phải trả tiền sử dụng đất (tại khoản 5, Điều 54, Luật Đất đai 2013).

 

3. Với mục đích đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, Điều 12, Luật đất đai 2013 quy định bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm: “Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích; không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này; sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai; không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật; cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định giao đất và thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo (tại Điểm b, khoản 1, Điều 59 và điểm a, khoản 1, Điều 66, Luật Đất đai 2013).

5. Tại khoản 2, Điều 75, Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: “Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp”. So với Luật đất đai 2003 thì quy định mới này giúp địa phương tháo gỡ những vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh doanh phi nông nghiệp; cơ sở hoạt động từ thiện; không phải là đất do được Nhà nước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hợp pháp hoặc khai hoang trước ngày 01/7/2004.

6. Tại khoản 4, Điều 102, Luật Đất đai 2013 quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất: “Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: Được Nhà nước cho phép hoạt động; Không có tranh chấp; Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01/7/2004”. So với Luật đất đai 2003 thì Luật Đất đai 2013 bỏ 2 điều kiện là có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và bổ sung thêm điều kiện không tranh chấp.

7.  Đối với quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khoản 1, Điều 105, Luật Đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8. Theo quy định tại Điều 159, Luật Đất đai 2013 quy định về đất cơ sở tôn giáo gồm: “đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo”; thuộc loại đất sử dụng ổn định lâu dài (tại Khoản 7, Điều 125, Luật Đất đai 2013) và cơ sở tôn giáo nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất (tại điểm g, khoản 1, Điều 169, Luật Đất đai 2013).

9. Tại Điều 170, Luật Đất đai 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, trong đó có các cơ sở tôn giáo:“Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan;thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng”.

10.Tại Điều 181 và Điều 191, Luật Đất đai 2013 quy định cơ sở tôn giáo có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật đất đai 2013; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Như vậy ông bạn có quyền đại diện cho Đình để đòi lại phần đất này !

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào