Cha mẹ tôi có tất cả 07 người con . Lúc sinh thời, cha mẹ tôi là chủ sở hữu 8.500 m2 đất +nhà ( bao gồm đất vườn + ruộng và nhà nông thôn) , được nhà nước cấp giấy CN,QSDĐ từ trước năm 1993 . Cha tôi mất năm 1995 và mẹ tôi mất năm 1982. Không để lại di chúc. trước đó, năm 1994, cha tôi có trích ra miếng đất có DT 2.475 m2 cho anh trai cả của chúng tôi và chưa tách sổ. Năm 1997, anh cả của chúng tôi tự ý kê khai sang tên toàn bộ diện tích đất này và tất cả anh em chúng tôi không hề hay biết. UBND huyện cấp sổ tháng 05/1997, tuy nhiên tôi là người trực tiếp nộp thuế đất hàng năm cho đến nay. Khi có sổ đỏ, anh tôi cầm cố nhưng không có khả năng chuộc lại, tôi phải bỏ tiền ra chuộc lại và anh cả đồng ý viết giấy tay ( có người làm chứng + UB xã xác nhận sao y giấy bán đất này ). Năm 1998 anh cả của tôi mất. phần đất trên vẫn do tôi canh tác cho đến nay. Đến năm 2011 thì xảy ra tranh chấp. Vợ của anh cả tôi là nguyên đơn kiện đòi đất theo nội dung của sổ đỏ mà UBND huyện cấp 1997. Lý do " Đất thuộc sở hữu của chồng đứng tên " ; anh em chúng tôi làm đơn khiếu nại thì UB huyện ra thông báo hủy giấy CN đã cấp với lý do " cấp không đúng đối tượng và yêu cầu nguyên đơn giao nộplại sổ đỏ để điều chỉnh" , nhưng chị dâu tôi không chấp hành. Tòa án đã xét xử , phán cho chị dâu tôi thắng án. Đến cấp phúc thẩm tối cao, Tòa án tối cao tuyên hủy bản án để xét xử lại. Nại lý do không có đủ nhân chứng , tòa tuyên hoản và việc này đã kéo dài gần 02 năm không thể xét xử. Hỏi : việc tòa án xét xử không công bằng và không xem xét các văn bản của cơ quan UBND huyện theo như nội dung nêu trên , có vi phạm luật tố tụng không?
Nếu chỉ căn cứ vào lời trình bày của bạn mà chưa xem xét hết tất cả các hồ sơ, chứng cứ của vụ việc và nội dung án sơ thẩm đã tuyên thì không thể vội vã kết luận việc tòa án cấp sơ thẩm có xử sai hay không. Tuy nhiên, việc tòa cấp phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm để đưa về sơ thẩm xử lại cũng phần nào cho thấy tòa cấp sơ thẩm đả xem xét và giải quyết vụ án chưa khách quan, toàn diện, hoặc áp dụng pháp luật chưa đúng, có vi phạm tố tụng... Vì thế, bạn và gia đình cần xem xét kỹ nội dung bản án phúc thẩm để tiếp tục tranh tụng lại ở cấp so thẩm nhé.