Chào luật sư, Ba tôi mất năm 2011, gia đình gồm mẹ tôi và 7 anh chị em.Năm 2014, gia đình chúng tôi ra phòng công chứng, làm giấy tờ khai nhận di sản thừa kế để chuyển quyền sử dụng đất từ cha tôi sang cho mẹ, nhưng sau đó phát sinh một số vấn đề như sau: Ba tôi mất không để lại di chúc. Gia đình chúng tôi họp lại với nhau, đồng ý thỏa thuận phân chia di sản theo luật định, trong đó: 2 người đồng ý nhận di sản; 1 người nói không nhận di sản, không tranh chấp nhưng kí tên chuyển quyền thì không kí, 4 người còn lại đồng ý chuyển di sản thừa kế của họ qua cho mẹ tôi. Thêm một vấn đề nữa, ông bà tôi cho ba mẹ tôi đất này, nhưng từ xưa đến giờ ba tôi đều khai là đất hộ gia đình nên xuất hiện các đồng sở hữu khác là 3 người cháu ngoại và 2 con dâu. Gia đình chúng tôi đã họp lại với nhau và đã đồng ý thỏa thuận phân chia tài sản giữa các đồng sở hữu cũng như các đồng thừa kế thứ nhất như luật pháp quy định NHƯNG có 1 người chị gái (người chị này không đứng cùng hộ khẩu, không là đồng sở hữu tài sản, chỉ là hàng thừa kế thứ nhất) nói rằng chị ấy không nhận di sản thừa kế nhưng gọi chị ấy về kí tên không nhận di sản và chuyển quyền qua cho mẹ tôi đứng tên thì chị ấy không về kí. Vậy gia đình chúng tôi phải làm sao khi tất cả đồng ý chia di sản thừa kế như luật pháp quy định và đồng ý chia cho chị ấy phần di sản thừa kế theo quy định pháp luật nhưng chị ấy nói chị ấy nói không nhận, không ký gì hết? Câu 2. Trên phần đất này có nhà thờ do mẹ tôi và các chị bỏ tiền ra xây dụng nên,ngôi nhà này chưa được đăng ký quyền sở hữu dưới tên của cha tôi. Nay, mẹ tôi muốn đăng ký đứng tên sở hữu ngôi nhà này, vậy có hợp pháp hay không? Nếu có thì phải đăng kí như thế nào? Nếu không thì phải làm sao? Xin chân thành cám ơn và mong sớm nhận được hồi âm.
- Trường hợp không biết một người cũng được hưởng thừa kế, mà các bên đã làm thủ tục khai nhận thừa kế bình thường, nếu sau này người ấy xuất hiện thì các bên trích trả bằng tiền cho người ấy nhưng do các bên đã biết chị ấy được hưởng thừa kế nên sẽ khó khăn hơn.
- Không hiểu vì lý do gì mà người chị gái ấy không nhận di sản và cũng không chịu về ký? Bạn đã yêu cầu chị ấy viết đơn từ chối nhận di sản chưa?nếu chị ấy viết đơn từ chối nhận di sản thì không cần ký cũng được.
Trường hợp chị ấy không chịu hợp tác thì có lẽ phải chờ, hoặc là dùng phương án khởi kiện để thông qua Tòa án có thể phân chia di sản theo quy định pháp luật. Đây chỉ là phương thức cuối cùng giải quyết vấn đề chứ không phải các thành viên tranh chấp với nhau mà phải khởi kiện nhau ra Tòa.
- Với câu hỏi thứ 2 của bạn thì cũng phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên, trong đó có người chị gái nên vẫn phải sử dụng phương án như trên.