Bán tài sản doanh nghiệp
1. Về quyền được bán tài sản của doanh nghiệp
Mặc dù Luật Doanh nghiệp không có điều khoản quy định trực tiếp về việc bán tài sản, nhưng trong điều khoản phân định thẩm quyền quyết định việc bán tài sản trong doanh nghiệp tại các điều 47, 52, 64, 103,135 Luật Doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp có toàn quyền trong việc quyết định bán tài sản.
2. Thủ tục bán tài sản:
Tùy loại hình doanh nghiệp và cơ cấu vốn (nhà nước hoặc tư nhân) mà thủ tục bán tài sản có thể được quy định khác nhau, song, đều lấy các quy định nội bộ của doanh nghiệp làm cơ sở.
Thông thường, việc bán tài sản trong doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty cổ phần có vốn nhà nước sẽ được thực hiện theo một thủ tục chặt chẽ hơn vì có thể phải xin ý kiến các cơ quan đại diện vốn và tuân theo các quy trình nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước.
Vì bạn không cung cấp thông tin cụ thể về cơ cấu vốn góp doanh nghiệp của mình nên chúng tôi không có cơ sở để tư vấn cụ thể. Bạn đối chiếu với doanh nghiệp của mình, các văn bản quản lý nội bộ, các quy định của pháp luật tương ứng với loại hình công ty để thực hiện nhé.
3. Hóa đơn và thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng
Khi thực hiện giao dịch nhượng bán tài sản là xe ô tô, doanh nghiệp phải xuất hóa đơn GTGT theo đúng quy định về hóa đơn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ phát sinh trong trường hợp công ty bạn bán xe có lãi (căn cứ giá mua xe đầu vào trừ khấu hao, trừ chi phí bán) thì doanh nghiệp bạn phải nộp thuết thu nhập doanh nghiệp theo mức đang áp dụng (có thể từ 20% (đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước không quá 20 tỷ) đến 22% (đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề trên 20 tỷ đồng).
Thư Viện Pháp Luật