Xe ô tô gây tai nạn chết người

Kính gửi quý luật sư. Tôi xin trình bày vụ việc như sau:  Hồi 20h30 ngà 11/10/2014 chú tôi đi xe máy trên đường đi làm thì bị xe ô tô ngược chiều đụng phải gây hậu quả: làm cho chú tôi tử vong ngay tại hiện trường ( người dân đưa đi viện và bệnh viện cho rằng đã tử vong). Hiện trường để lại thì vũng máu cách mép đường khoảng 70cm, xe máy bị đẩy ngược lại 53m và cách mép đường 10cm, ô tô bị nổ lốp cách vũng máu 50m, ô tô cách xe máy 3 m nằm giữa đường. Vấn đề phát sinh là: người lái xe gây tai nạn không phải là chủ xe, xe đi mượn, chủ xe là đội trưởng đội cảnh sát giao thông huyện nơi sảy ra tai nạn giao thông, người gây tai nạn là anh trai của 1 cảnh sát giao thông cùng đội với chủ xe. Tôi xin hỏi: - Nếu để đội cảnh sát giao thông đó đứng ra điều tra, lập biên bản hiện trường, giải quyết vụ tai nạn có đúng luật không? - Đến hôm nay bên công an điều tra có giấy mời vợ nạn nhân lên làm việc có đúng thủ tục không?. -Cơ quan điều tra vẫn chưa có quyết định khởi tố có đúng quy định pháp luật không?  - Cơ quan công an cho rằng phải mổ tử thi mới xác định được nguyên nhân tử vong, từ đó mới khởi tố có đúng không? - Ô chủ xe, là đội trưởng cảnh sát giao thông có chịu trách nhiệm hình sự, dân sự không? - Để cho vụ việc xử lý công bằng tôi phải làm đơn đến những cơ quan nào và có cần thiết phải làm đơn khởi tố không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

1. Với vụ việc tai nạn giao thông thi công an giao thông chỉ xác minh ban đầu, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì sẽ chuyển cho cơ quan điều tra khởi tố và điều tra theo quy định.

2. Thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự là 20 ngày, với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng. Trong quá trình xác minh nguồn tin thì cơ quan công an có trách nhiệm lấy lời khai nhân chứng, lời khai người liên quan, đo vẽ hiện trường, lập biên bản hiện trường, giám định... và các hoạt động tố tụng khác. Luật cũng không quy định cụ thể là phải làm việc gì trước, việc gì sau trong quá trình xác minh.

3. Nếu vụ việc có liên quan tới cán bộ thụ lý thì chuyển cho cán bộ khác hoặc cơ quan khác để giải quyết. Nếu thấy vụ việc không khách quan thì gia đình nạn nhân có quyền kiến nghị theo quy định.

4. Trong vụ việc tai nạn giao thông, chết người là hậu quả nghiêm trọng. Vấn đề còn lại là tìm lỗi của người gây tai nạn, nếu người gây tai nạn có lỗi chính dẫn đến hậu quả chết người thì sẽ khởi tố vụ án hình sự.

5. Trách nhiệm bồi thường dân sự thuộc về chủ sở hữu phương tiện, trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao phương tiện cho người khác hoặc có thỏa thuận khác. Bạn xem thêm quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005 để biết thêm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào