Tranh chấp đất đai khi giải tỏa đền bù
1. Trước tiên cần xem lại các giấy tờ của các bên và hồ sơ lưu giữ tại các cơ quan quản lý đất đai để xác định tên người sử dụng đất và tính pháp lý của việc chuyển quyền sử dụng đất qua các thời kỳ.
2. Xem lại các giao dịch, sự kiện pháp lý như sau:
- Việc bà Chánh cho bà Thuân thuê đất năm 1965 (Bên thuê có quyền cho thuê không, giấy tờ tài liệu nào chứng minh quyền cho thuê của bên thuê; thủ tục thuê có được cơ quan nào xác nhận, thừa nhận không..)
- Việc giao nộp đất vào hợp tác xã để làm ăn tập thể theo chính sách của Nhà nước: Ai là người giao nộp đất, việc quản lý, sử dụng diễn ra thế nào ? Hợp tác xã có giải tán không ? Sau đó giao lại đất cho ai, thể hiện ở tài liệu nào ?
- Việc người này giao đất cho người khác có thực hiện thủ tục không ? Giá trị pháp lý của việc giao đất đó.
- Những người sử dụng đất: Theo quy định pháp luật thì có ba căn cứ phát sinh quyền sử dụng đất là:
+ Được nhà nước giao đất, cho thuê đất;
+ Nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp;
+ Được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất do đất được sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch.
Vì vậy, với những người đang sử dụng mà chứng minh được mình là chủ sử dụng căn cứ vào một trong các căn cứ trên thì mới thắng kiện. Nếu nhận chuyển quyền từ người khác một cách hợp pháp, hợp lệ thì mới xác lập quyền sử dụng đất. Nếu đất vô chủ, không có chủ, bỏ hoang... sau đó người nào sử dụng ổn định, liên tục và phù hợp với quy hoạch thì được nhà nước công nhận.
3. Vụ việc của bạn có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu trước đây, không ai được xác định là chủ sử dụng hợp pháp, không ai được xác định là sử dụng ổn định, liên tục thì người đang sử dụng đất được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Thư Viện Pháp Luật