Cho tặng tài sản, Chiếm hữu tài sản và Thừa kế tài sản của cha, mẹ

Ông bà ngoại tôi có sở hữu chung 01 quyền sử dụng đất và 01 căn nhà xây dựng trên mảnh đất đó, quyền sử dụng đất và sở hữu nhà do bà ngoại tôi đứng tên. Ông, bà ngoại có 05 người con điều có gia đình và có 04 người ở riêng. Trong sổ hộ khẩu của ông bà gồm có: bà, ông ngoại và 01 người cậu. Năm 2008 người cậu đó đi nước ngoài theo dạng xuất khẩu lao động đến nay chưa trở về. Năm 2012, ông ngoại tôi chết nhưng không có để lại di chúc. Do bà ngoại tôi già và thường xuyên bệnh nên một người dì và người chồng cùng 02 người con về sống chung với bà ngoại. Người dì này đã ghép tên của dì + chồng + 02 người con vào sổ hộ khẩu của bà ngoại và tách tên người cậu đang xuất khẩu lao động khỏi sổ hộ khẩu. Hiện nay 04 người con của ông, bà ngoại tôi (trừ người dì đang sống với bà ngoại) có thắc mắc như sau: 1. Nếu người dì tôi tự ý làm các thủ tục để sang tên từ bà ngoại tôi quyền sử dụng đất và sở hữu nhà mà không có sự đồng ý của 04 người con còn lại kia được không? 2. Trong trường hợp bà ngoại tôi không biết nhưng có ký các giấy tờ để sang tên lại cho người dì đó thì giấy tờ đó có hợp lệ không? (do người dì đã đưa bà ngoại tôi là ký một số giấy tờ, đồng thời mới đây không chịu giao sổ nhà đất ra khi 04 người còn lại kia yêu cầu). 3. Nếu người dì đó đứng tên trong giấy quyền sử dụng đất và sở hữu nhà thì khi bà ngoại tôi chết mà không để lại di chúc, tài sản đó có thành tài sản riêng của người dì đó hay không? 4. Nếu người dì đó đứng tên trong giấy quyền sử dụng đất và sở hữu nhà thì bà ngoại tôi có quyền lập di chúc để tài sản lại cho tất cả 05 người con không? Đây là sự việc có thật đang xảy ra trong gia đình của tôi; do các cậu, dì và mẹ tôi không muốn bà tôi còn sống phải phiền lòng vì tranh chấp tài sản của các người con nên không đề nghị bà lập di chúc; đồng thời cả 04 người có nguyện vọng sau khi bà mất thì căn nhà này phải trở thành tài sản chung của 05 người con để làm nơi thời tự; không để ai chiếm hữu làm của riêng. Kính mong luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!

- Câu 1&2: Tài sản bạn nêu thuộc sở hữu chung của ông và bà ngoại bạn nên giao dịch chỉ có hiệu lực khi được cả 2 đồng ý. Hiện nay ông của bạn đã mất nên phần di sản của ông do những đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm bố mẹ, vợ và các con người đó) cùng quyết định. Vì vậy, các giao dịch không có sự đồng ý của tất cả đồng thừa kế đó thì không phát sinh hiệu lực.

- Câu 3: Khi bà bạn mất thì tài sản chỉ trở thành tài sản riêng của người dì nếu phần tài sản của bà được sang tên hợp pháp và phần di sản của ông được tất cả các đồng thừa kế đồng ý.

- Câu 4: Nếu người dì đã đứng tên trong giấy quyền sử dụng đúng luật thì bà của bạn không còn là chủ sở hữu đối với phần đất đó nên không còn quyền lập di chúc để lại tài sản này

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào