Công ty em là 1 công ty Logistics, em nhận được yêu cầu vận chuyển hàng từ 1 khách hàng tên S. , trong vòng ngày hôm đó sau khi nhắn tin trao đổi qua lại bằng tin nhắn thì khách hàng này yêu cầu em nhận hàng vận chuyển và yêu cầu em gửi hợp đồng vào 1 email cá nhân để bên S. ký trước và gửi lại cho bên em . Sau khi nhận hàng và vận chuyển như bình thường, tới ngày giao hàng theo kế hoạch thì vì S. chưa thanh toán chi phí theo đúng thỏa thuận và chưa ký hợp đồng nên bên em giữ hàng . Sau đó , 1 chủ hàng là công ty A liên hệ em yêu cầu giao hàng, sau khi trao đổi thì xác minh được, S. chỉ là 1 cá nhân môi giới và email cá nhân em gửi hợp đồng là của công ty A. . Công ty A là chủ hàng và có nhờ M. là nhân viên công ty phụ trách việc vận chuyển và đã thanh toán chi phí vận chuyển cho M., vì S. và M. là bạn thân nên M. lại tiếp tục nhờ S. vận chuyển và thanh toán cho S. , tuy nhiên hiện tại S. đã bỏ trốn . Công ty A. quyết định tố cáo M. ra cơ quan công an . Như vậy, trong trường hợp đã gửi hợp đồng nhưng vẫn chưa ký kết với nhau thì khi đưa ra cơ quan công an thì công ty em có được giải quyết theo hướng thanh toán chi phí và em sẽ giao hàng hay như thế nào .
Trong trường hợp này doanh nghiệp của em cũng là một bên bị hại, Công ty A cũng là một bên bị hại, hiện tại Công ty A đã tố cáo sự việc ra cơ quan chức năng nên nếu vụ việc được khởi tố công ty em và công ty A sẽ cùng tham gia với tư cách người bị hại.
Tuy vậy hiện tại toàn bộ số hàng đó vẫn được bên em lưu giữ tại kho của mình nên Công ty em và Công ty A cũng có thể thỏa thuận để bên em chuyển nốt số hàng đó và họ thanh toán tiền vận chuyển cho Công ty em.
Đương nhiên việc giao hàng và nhận tiền lúc này cũng phải lập văn bản để ghi nhận cũng như tránh các vướng mắc về sau.