Tịch thu tang vật bài bạc
Trước hết theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì một người sẽ phạm tội đánh bạc nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
1. Là người sử dụng số tiền từ 2 triệu đồng trở lên để đánh bạc
2. Người sử dụng số tiền dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp đã bị kết án về tội đánh bạc, hoặc tổ chức đánh bạc hoăc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc.
“Điều 248. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Bên cạnh đó để có căn cứ xác định giá trị tài sản của từng người trong từng lần Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nghị quyết số 01/2010/NQ - HDTP ngày 22/10/2010 theo đó giá trị tài sản của từng người được xác định:
“Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Như vậy nếu cơ quan chức năng chứng minh được bạn em sẽ sử dụng số tiền 5 triệu đó để tiếp tục đánh bạc thì có đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc được quy dịnh tài Điều 248 Bộ luật Hình sự.
Đối với các tài sản khác nếu không có căn cứ chứng minh sẽ sử dụng vào việc đánh bạc thì sẽ được trả lại cho chủ sử dụng, chủ sở hữu hợp pháp.
Trường hợp bị kết án về tội đánh bạc thì với số tài sản nêu trên thì bạn em sẽ đối mặt với hình phạt từ phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Thư Viện Pháp Luật