Năm 2014 tôi có làm ở công ty A do công việc yêu cầu tôi làm thêm ngày thường(ngoài giờ hành chính) và ngày nghỉ 7 , chủ nhật - Làm thêm ngày thường tôi được trả 50% lương bằng tiền + 100% thời gian nghỉ bù tương ứng (= 150% lương theo đúng quy định của pháp luật) - Làm thên ngày thứ 7, chủ nhật tôi được trả 100% lương bằng tiền + 100% thời gian nghỉ bù tương ứng (= 200% lương theo đúng quy định của pháp luật) và trong năm 2014 tôi đã làm thêm ngoài giờ hành chính và thứ 7 , chủ nhât tổng số ngày nghỉ bù của tôi là 70 ngày. trong năm 2014 tôi có đề nghị được nghỉ bù 70 ngày mà tôi được hưởng. Nhưng trưởng đơn vị công tác từ chối vì cần người làm dự án. sang năm 2015 công ty xoá bỏ toàn bộ số ngày nghỉ bù của tôi. Tôi có hỏi phòng tổ chức thì được trả lời là nếu trong năm không nghỉ bù thì sẽ không được chuyển sang năm tiếp theo, và cũng không được thanh toán tiền cho 70 ngày nghỉ bù trên đó là quy định của công ty. Trong hợp đồng lao động của tôi không có điều khoản nào quy về chế độ nghỉ bù này, có 1 câu trong hợp đồng của tôi là "các điều khoản không có trong hợp đồng sẽ tuân theo quy định của công ty và pháp luật" + Công ty làm thế có đúng không? + Nếu tôi muốn yêu cầu công ty đảm bảo quyền lợi cho tôi thì phải làm như thế nào, trình tự thủ tục pháp lý tôi phải làm như thế nào
Việc trong năm 2014 bạn làm bù 70 ngày được xác định như tiền lương và về nguyên tắc trả lương được xác định tại
Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Vì vậy nếu công ty chậm trả thì sẽ phải trả cả lãi suất theo mức lãi suất ngân hàng NN Việt Nam công bố.
Nếu bạn muốn bảo vệ quyền lợi của bạn trước tiên bạn cần thương lượng với công ty về vấn đề này, nếu thương lượng không thành thì bạn cần phải thông qua hòa giải viên(đến ủy ban nhân dân nơi bạn cư trú) để hòa giải. Nếu vẫn không thành công thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án.