Đòi tài sản là đất theo di chúc

Kính gửi đoàn luật sư, xin đoàn luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin trình bày với Đoàn luật sư như sau: Vào thời điểm tháng 9/2011 mẹ tôi có thực hiện cho tặng tài sản cho 03 anh em, anh tôi được 1/2 mảnh đất, tôi và chị gái tôi được 1/2 còn lại và đã được UBND Quận cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào tháng 10/2011. Tuy nhiên, năm 2013 mẹ tôi có viết di chúc cho anh tôi quyền sở hữu toàn bộ lô đất (bao gồm cả 02 lô đất của 2 em) và không được sự đồng ý của 2 em, không có văn phòng công chứng hay bất kỳ ai xác nhận di chúc đó. Sau khi mẹ tôi qua đời, hai em có nhiều lần đến để thu hồi đất (đòi quyền sử dụng hợp pháp của mình) thuộc quyền sử dụng và quản lý của mình, nhưng anh tôi không trả đất và tài sản trên đất cho chúng tôi và còn cho các hộ gia đình thuê sống trong nhà trên đất của chúng tôi. Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn về việc chiếm giữ tài sản trái phép tới Công an Phường và Công an Quận nhưng chưa được trả lời. Vậy xin đoàn luật sư cho tôi hỏi Chúng tôi có thể nhờ cơ quan chức năng nào để giúp chúng tôi đòi lại sự công bằng trong quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của chúng tôi.

Theo đúng các thông tin chị cung cấp thì Di chúc của mẹ chị để lại tài sản cho anh trai chị sẽ là di chúc bị vô hiệu vì: thời điểm lập di chúc thì thửa đất trên đã được phân chia và tách thành ít nhất là 2 phần khác nhau trong đó anh trai chị được sử dụng 1/2 thửa đất, hai chị em gái chị được sử dụng 1/2 thửa đất. Tức là thửa đất đó không còn thuộc quyền sử dụng đất của mẹ chị nữa.

Điều 646. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 649.Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

Điều 652. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Thứ hai đây là một quan hệ dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất từ việc được thừa kế, không phải là các quan hệ về hành chinh hay hình sự nên cơ quan công an họ sẽ không can thiệp sâu và thường sẽ để cho các bên thương lượng giải quyết với nhau.

Trường hợp anh chị em của chị không thể thương lượng với nhau thì buộc phải đưa vụ việc ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định chung như vậy mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào