Dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo quy định tại Điều 140 Bộ Luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Theo quy định trên thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy em bạn sau khi vay mượn số tài sản đó nhưng do làm ăn thua lỗ nên không còn khả năng chi trả số tiền kia ( phải có giấy tờ chứng minh ) thì không phạm tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trường hợp mà cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được em bạn phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chiếu theo khoản 3, Điều 140, BLHS thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Điều 2 thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì đối tượng bị truy nã gồm:
“1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn”.
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam thì bị can là người bị khởi tố về hình sự. Những người này sau quá trình điều tra, truy tố, khi tòa án có quyết định đưa họ ra xét xử thì họ là bị cáo.
Trường hợp em bạn chưa bị khời tố về hình sự khi có giấy mời triệu tập mà không đến thì không bị truy nã.
Thư Viện Pháp Luật